Ferrovit

Rối loạn tiền đình có gây biến chứng nguy hiểm không? Cách phòng ngừa tình trạng này

Rối loạn tiền đình có gây biến chứng nguy hiểm không? Cách phòng ngừa tình trạng này

Rối loạn tiền đình thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 30-50. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và nhiều người vẫn chủ quan. Hiện nay, tỷ lệ mắc chứng bệnh đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Iron Woman tham khảo những thông tin dưới đây bạn nhé!

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình là một hội chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất là ở người trưởng thành. Đặc biệt, tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa do những tác động của môi trường và lối sống. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và có thể bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, hay bị chóng mặt, buồn nôn, nôn… có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc được dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút.

Điều quan trọng, triệu chứng tiền đình có thể bị gây ra do bệnh viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh đau nửa đầu hoặc do chính thiếu máu não. Thiếu máu não là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiền đình trung ương khiến chúng tạo thành một “đôi bạn cùng tiến” trong việc hủy hoại khả năng làm việc và tận hưởng cuộc sống bình thường của người bệnh. Khi đó, quá trình xử lý vừa phải đảm bảo giải quyết hiệu quả các triệu chứng về mất thăng bằng cũng như chức năng nghe – nhìn – nhận thức trong rối loạn tiền đình, vừa khắc phục được nguyên nhân gốc rễ là bệnh thiếu máu lên não.

Những biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Khi xuất hiện triệu chứng tiền đình, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương, trầy xước da thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),…
  • Ngất xỉu do lượng máu lưu thông lên não bị giảm, tụt huyết áp có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
  • Ù tai, rối loạn thính giác, thậm chí có thể bị điếc.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém.

Nhìn chung, rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều có những biểu hiện rất giống nhau bao gồm các triệu chứng của hệ thống tiền đình: hoa mắt, hiện tượng chóng mặt, nôn mửa… Xét về định nghĩa và nguyên nhân, Thiếu máu não chỉ là một trong nhiều yếu tố gây nên rối loạn tiền đình. Ở một bệnh nhân bị thiếu máu não nếu không được chẩn đoán sớm thì sẽ dẫn đến di chứng và tàn tật hay có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem ngay:  Thiếu máu não: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình hiệu quả

cách phòng ngừa rối loạn tiền đình

Để cải thiện tình trạng thiếu máu não và giảm ngay các triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ thiếu máu não: phải chống tắc nghẽn và gia tăng lưu lượng máu trong mạch để cấp đủ oxy tới não bộ. Nên ưu tiên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, các vitamin và các nguyên tố vị lượng, đặc biệt là sắt một vi chất quan trọng tham gia trong quá trình tạo máu. Có thể bổ sung sắt bằng việc tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt hoặc sử dụng thuốc sắt với thành phần chứa các vitamin tốt cho quá trình tạo máu như acid folic và vitamin B12.

Ngoài ra, để phòng tránh các triệu chứng tiền đình mọi người cần (đặc biệt là người có tiền sử mắc tiền đình cần):

  • Uống đủ nước mỗi ngày. Nên ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.
  • Tránh những tư thế gây chóng mặt.
  • Tránh dùng những thức ăn hay nước uống quá ngọt hay quá mặn sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và tai trong.
  • Tránh uống cafe hay thức uống có cồn vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu mất nước.
  • Tránh những loại thực phẩm có chứa acid amin tyramine vì có thể gây khởi phát bệnh migraine (thể nhức đầu kèm chóng mặt) như: rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói, sữa chua, chocolate, chuối, cam, quýt, sung, phô mai, các loại hạt…
  • Tránh một số thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình như: aspirin làm ù tai nhiều hơn, steroids gây giữ nước làm rối loạn điện giải.
  • Không hút thuốc là vì thuốc lá gây biến chứng vữa xơ hẹp mạch máu, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng tai trong.
  • Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.
  • Tránh quay cổ hoặc đứng lên, ngồi xuống quá nhanh.
  • Tránh leo trèo cao, tránh đọc sách báo khi đang ngồi xe.
  • Tránh căng thẳng, lo âu, hoảng hốt… một cách thái quá.
Xem ngay:  Người thiếu máu não nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như hiệu quả công việc của người bệnh. Do đó, khi phát hiện mình có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp. Đồng thời, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng tiền đình. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và axit folic như: cam, trứng, sữa, đậu tương,… hoặc sử dụng các viên uống bổ sung sắt và axit folic, các chất giúp cho quá trình tạo máu để làm giảm các triệu chứng hoa mắt và chóng mặt.


Nguồn tham khảo:

Vestibular Neuritis – https://www.healthline.com/health/vestibular-neuritis#recovery-time

Vestibular Neuritis and Labyrinthitis – https://www.dizziness-and-balance.com/disorders/unilat/vneurit.html

Labyrinthitis and Vestibular Neuritis – https://www.nhs.uk/conditions/labyrinthitis/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu