Ferrovit

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Bạn nữ đừng chủ quan!

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Bạn nữ đừng chủ quan!

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy là tình trạng rất phổ biến. Nhìn chung đây là trạng thái bình thường khi nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể do các bệnh phụ khoa và các bệnh lý khác có khả năng gây vô sinh, bạn gái không nên quá chủ quan!

1. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt bất thường tuổi dậy thì

Dậy thì là độ tuổi có nhiều sự khác biệt ở cơ thể, vóc dáng, cơ quan sinh sản. Ở độ tuổi dậy thì, các bạn gái bắt đầu có kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu của kỳ hành kinh đến ngày đầu tiên của kỳ hành kinh tiếp theo.

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28-30 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, chu kỳ này có thể dao động từ 21-35 ngày tùy vào cơ địa mỗi người. Mỗi kỳ kinh kéo dài khoảng 3-7 ngày. Trung bình lượng máu mất đi khi đến kỳ kinh nguyệt là 50-150ml.

Tình trạng kinh nguyệt không đều được xem là bình thường khi nữ giới ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể do một số bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến cơ quan sinh sản. Bạn gái không nên quá chủ quan. 

Dưới đây là một số dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì:

  • Vòng kinh không đều: Vòng kinh không đều là tình trạng khá phổ biến đối với nữ giới ở độ tuổi dậy thì, do hormone chưa ổn định nên một chu kỳ kinh có thể kéo dài từ 21 ngày (vòng kinh mau), hoặc dài hơn 35 ngày (vòng kinh thưa).
  • Thiểu kinh: Thiểu kinh là bệnh lý xảy ra khi vòng kinh chỉ xuất hiện trong 2 ngày. Nguyên nhân là do niêm mạc tử cung ở nữ giới trong độ tuổi này còn khá mỏng, lượng máu ít nên thời gian hành kinh không quá 2 ngày. Đối với trường hợp thiểu kinh, lượng máu của một chu kỳ thường không quá 30ml
  • Vô kinh: Bao gồm 2 loại là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. 

Vô kinh nguyên phát là tình trạng nữ giới chưa xuất hiện kinh nguyệt hoặc xuất hiện khá muộn (16-20 tuổi). 

Vô kinh thứ phát là tình trạng đã xuất hiện kinh nguyệt nhưng sau đó không có kinh trong vòng 90 ngày. Trung bình số lần hành kinh trong năm chỉ từ 2-4 lần.

  • Băng kinh: Là hiện tượng máu chảy quá nhiều, số lượng máu nhiều hơn các chu kỳ kinh trước.
  • Rong kinh: Là hiện tượng chảy máu trên 7 ngày.
  • Thống kinh: Là các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường thấy ở nữ giới như đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, tụt huyết áp, xanh xao.
  • Màu sắc kinh thay đổi: Màu kinh bình thường có màu đỏ đậm hoặc ngả nâu nhẹ. Ngoài ra, màu sắc kinh đậm hoặc nhạt hơn, có hiện tượng vón cục là tình trạng dễ gặp nếu mắc bệnh phụ khoa.

2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Căng thẳng gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

  1. Nội tiết chưa ổn định

Khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì, nồng độ estrogen và progesterone hormone có xu hướng tăng cao đột ngột. Các hormone này hỗ trợ sự phát triển cơ thể nữ giới. Do đó, kinh nguyệt không đều là chuyện bình thường.

  1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ở giai đoạn đang phát triển, nữ giới cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thói quen ăn uống không điều độ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn lại là sở thích của nữ trong độ tuổi này. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết, rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

  1. Căng thẳng quá mức

Áp lực việc học, gia đình ở độ tuổi dậy thì có thể khiến bạn gái bị rối loạn kinh nguyệt, do vấn đề tâm lý rất nhạy cảm, dễ rối loạn hành vi, cảm xúc ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe., cảm xúc ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

  1. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là hội chứng thường gặp ở nữ giới do hormone androgen tăng cao quá mức (hormone sinh dục nam). Sự gia tăng này khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang noãn nhưng noãn không phát triển và hầu như không xảy ra hiện tượng phóng noãn mỗi tháng.

  1. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì trên, nữ giới dễ bị kinh nguyệt không đều do sự tăng cân đột ngột, rối loạn tuyến giáp, tập thể dục quá sức, u xơ tử cung, tác dụng phụ của thuốc…

  1. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, hạt óc chó, gan, nghệ, củ cải, thịt gà, cá… để thúc đẩy tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, rong kinh hay cường kinh kéo dài.

Tránh sử dụng rượu bia, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng.

Ăn uống đủ bữa, đúng giờ.

  • Tập luyện thể thao

Căng thẳng, rối loạn tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Bạn nữ nên tham gia các bộ môn thể thao để thư giãn, giải tỏa cảm xúc tiêu cực, tăng cường sức khỏe.

  • Vệ sinh vùng kín

Các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Bạn nữ nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày từ 1-2 lần với các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính. 

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là một tình trạng phổ biến ở độ tuổi này do các hormone cơ thể chưa được ổn định. Tuy nhiên, bạn gái không nên chủ quan nếu xuất hiện các dấu hiệu trên trong một thời gian dài. Bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Xem ngay:  Bổ sung sắt cho phụ nữ, bao nhiêu là đủ?

Nguồn tham khảo: 

Irregular Periods – https://kidshealth.org/en/teens/irregular-periods.html

Menstruation in Girls and Adolescents: Using the Menstrual Cycle as a Vital Sign – https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2015/12/menstruation-in-girls-and-adolescents-using-the-menstrual-cycle-as-a-vital-sign

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu