Ferrovit

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở phụ nữ Việt. Rối loạn kinh nguyệt có rất nhiều nguyên nhân cùng những biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến chứng năng sinh sản, bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là một bệnh lý xảy ra liên quan đến thể chất, cảm xúc trước và trong kỳ kinh nguyệt. Các vấn đề do rối loạn kinh nguyệt gây ra bao gồm: ra máu nhiều, trễ kinh, thay đổi tâm trạng không kiểm soát.

Thông thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt không phải vấn đề quá nghiêm trọng hoặc không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt của phụ nữ. Hầu như kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường vào kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kéo dài, bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là gì?

Đau bụng do rối loạn kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi vòng kinh kéo dài 28-30 ngày.

Nếu gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bạn sẽ gặp phải các biểu hiện sau:

  •   Bất thường về chu kỳ kinh nguyệt:

Vòng kinh của bạn kéo dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).

  •   Bất thường về máu kinh:

Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.

Cường kinh: Còn gọi là băng kinh khi lượng máu kinh > 20ml/kỳ.

Thiểu kinh: Xảy ra khi lượng máu kinh ra ít < 20ml/kỳ và số ngày có kinh < 2 ngày.

Rong kinh: Số ngày có kinh > 7 ngày.

Ngoài ra, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể tạm thời gây ra triệu chứng kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ. Các triệu chứng rối loạn này có thể xảy ra từ vài giờ đến nhiều ngày, cường độ và triệu chứng đối với mỗi người là khác nhau.

Một số biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt gồm:

  •   Các triệu chứng tâm lý (trầm cảm, lo lắng, cáu gắt)
  •   Các triệu chứng tiêu hóa (đầy hơi, khó tiêu)
  •   Tích nước cơ thể (sưng ngón tay, mắt cá chân, bàn chân)
  •   Các vấn đề về da
  •   Đau đầu
  •   Chóng mặt
  •   Tim đập nhanh
  •   Thay đổi cảm giác thèm ăn

3. Nguyên nhân và nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt

Ăn nhiều gây rối loạn kinh nguyệt

Một số nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ gặp kinh nguyệt bất thường bao gồm

  •   Tiền mãn kinh: Xuất hiện ở phụ nữ có độ tuổi từ 40-50.
  •   Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
  •   Rối loạn ăn uống do ăn uống thất thường, nhịn ăn, ăn kiêng, ăn quá nhiều
  •   Tập thể dục quá sức
  •   Rối loạn chức năng tuyến giáp (quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp)
  •   Mức độ tăng cao của hormone prolactin, được tạo ra bởi tuyến yên để giúp cơ thể sản xuất sữa.
  •   Bệnh tiểu đường
  •   Hội chứng Cushing (nồng độ hormone cortisol tăng cao khi cơ thể bị căng thẳng).
  •   Tăng sản thượng thận bẩm sinh khởi phát muộn (vấn đề với tuyến thượng thận).
  •   Sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh sản như thuốc tránh thai, vòng tránh thai…
  •   Tác dụng phụ của các loại thuốc dùng để điều trị chứng động kinh, tâm thần.

Ngoài ra, các nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

  •       Nữ giới đang trong độ tuổi vị thành niên
  •       Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  •       U xơ tử cung
  •       Polyp nội mạc tử cung
  •       Các vấn đề liên quan rối loạn chảy máu như bệnh bạch cầu, rối loạn tiểu cầu, bệnh rối loạn đông máu
  •       Biến chứng thai nghén (sẩy thai)

4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng tình cảm vợ chồng

Rối loạn xảy ra do thay đổi sinh hoạt, căng thẳng tâm lý nhìn chung không đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số bệnh lý hay vấn đề sức khỏe nguy hiểm lại có liên quan đến kinh nguyệt bất thường kéo dài từ tháng này sang tháng khác.

  •       Thiếu máu: Lượng kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài khiến cơ thể mất máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng.
  •       Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không chỉ khiến đời sống, sinh hoạt bất tiện, khó chịu mà còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây ra các bệnh liên quan vùng kín (viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng).
  •       Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu có chu kỳ kinh nguyệt bất thường, rối loạn kinh nguyệt kéo dài hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi buồng trứng.
  •       Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, quan hệ tinh dục vào các ngày “đèn đỏ” làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Vì thế, kinh nguyệt bất thường cũng ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
  •       Ảnh hưởng đến nhan sắc: Khi chu kỳ kinh nguyệt bất thường, nồng độ hormone estrogen và progesteron cũng bị rối loạn. Hai loại hormone này đóng vai trò quan trọng đối với nhan sắc phái đẹp. Khi khí huyết lưu thông không đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ làn da người phụ nữ. Hơn nữa, phụ nữ cũng hay cáu gắt, khó chịu hơn bình thường.

5. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng mức độ khác nhau với mục đích làm giảm các triệu chứng, nguy cơ sức khỏe do chu kỳ kinh nguyệt bất thường gây ra:

  •       Sử dụng thuốc lợi tiểu
  •       Thuốc ức chế prostaglandin
  •       Bổ sung hormone
  •       Uống thuốc tránh thai
  •       Bổ sung vitamin, khoáng chất
  •       Điều chỉnh chế độ ăn uống
  •       Thuốc chống trầm cảm
  •       Tập thể dục thường xuyên
  •       Phẫu thuật

Rối loạn kinh nguyệt nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản, sức khỏe sinh sản và đời sống của phụ nữ. Bạn cần hiểu rõ các nguyên nhân và triệu chứng để phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Xem ngay:  6 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít

Nguồn tham khảo:

Menstrual Disorders – https://www.summahealth.org/medicalservices/womens/aboutourservices/gynecological-services/menstrual-disorders

What causes menstrual irregularities? – https://www.nichd.nih.gov/health/topics/menstruation/conditioninfo/causes#:~:text=Menstrual%20irregularities%20can%20have%20a,%2C%20trauma%2C%20and%20certain%20medications.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu