Ferrovit

PHÒNG NGỪA THIẾU MÁU THIẾU SẮT – BIỆN PHÁP NHỎ HIỆU QUẢ TO

PHÒNG NGỪA THIẾU MÁU THIẾU SẮT – BIỆN PHÁP NHỎ HIỆU QUẢ TO

Thiếu máu thiếu sắt gây nhiều tác hại đối với cơ thể. Tuy nhiên, bệnh lý này luôn có cách phòng tránh nếu chúng ta có những biện pháp phù hợp. Thiếu nữ tuổi dậy thì, phụ nữ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng dễ bị thiếu máu nhất. 

Nhu cầu sắt ở từng đối tượng

Hằng ngày, tất cả chúng ta đều mất đi lượng sắt nhất định thông qua các tuyến bài tiết. Với mỗi đối tượng lại có nhu cầu lượng sắt khác nhau, đặc biệt là phụ nữ: Phụ nữ có kinh nguyệt: cần 1-2 mg/ ngày, Phụ nữ có thai cần 1,5 -3 mg/ ngày, Thiếu nữ tuổi dậy thì (12-15 tuổi) cần 1,2 – 2,6  mg/ ngày.

Mỗi ngày, chúng ta bổ sung sắt chủ yếu qua đường thực phẩm nhưng cơ thể chỉ có thể hấp thu 5-10% lượng sắt chúng ta đưa vào cơ thể. Chính vì vậy, phụ nữ trong một số giai đoạn của cuộc đời cần có thêm những cách khác để bổ sung sắt đầy đủ hơn.

Nguồn baomoi.com

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt

Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt thường âm thầm, khó phát hiện. Chỉ đến khi thiếu máu rõ thì mới xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, kém tập trung, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, da xanh xao, rụng tóc, môi và lòng bàn tay kém hồng, móng hình lòng muỗng…

Phụ nữ đang mang thai nếu thiếu sắt sẽ không thể trang bị đầy đủ sắt cho thai nhi. Điều này làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị thiếu máu, chậm tăng trưởng, giảm sức đề kháng nên dễ mắc bệnh. Phụ nữ bị thiếu máu sẽ có thể chất kém, giảm năng lực vận động nên năng suất lao động kém.

Xem ngay:  DA XANH XAO, RỤNG TÓC BẤT THƯỜNG TRÊN CƠ THỂ KHÔNG NÊN PHỚT LỜ

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em gái độ tuổi dậy thì là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao nhất vì bị mất máu và sắt thường xuyên qua kinh nguyệt.

Bổ sung viên sắt bổ máu

Để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt, chúng ta cần bổ sung sắt mỗi ngày thông qua chế độ dinh dưỡng. Trong khẩu phần ăn, cần lựa chọn thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn gia đình, bao gồm: thịt cá các loại (đặc biệt là thịt cá đỏ như thịt bò, thịt heo, cá thu, cá ngừ…), lòng đỏ trứng; các loại đậu, và các loại rau xanh đậm như rau dền, rau ngót, rau muống…

Cần dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, táo, sơ ri, đu đủ, chuối…) sau bữa ăn có thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Lưu ý không nên uống nước trà đặc hoặc cà phê quá gần bữa ăn mà chỉ nên uống cách sau bữa ăn từ 2 giờ trở đi vì chất polyphenol trong trà sẽ hạn chế việc hấp thu sắt.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bé gái độ tuổi dậy thì và phụ nữ độ tuổi sinh sản cần được uống viên sắt dự phòng với liều mỗi tuần 1 viên trong 3 tháng liên tiếp để tạo nguồn sắt dự trữ. Theo bác sĩ Phan Thị Hiền Thu – TT Dinh Dưỡng TP HCM, nếu hay quên cũng có thể uống mỗi 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Đặc biệt, chị em nên chọn viên uống chứa sắt dạng muối hữu cơ fumarate sẽ hạn chế tình trạng táo bón và cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh ăn uống đề phòng nhiễm giun vì giun sán (đặc biệt là giun móc và giun đũa) sẽ gây mất máu và mất sắt qua đường tiêu hóa.

Tăng cường sắt với viên sắt Ferrovit

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu