Ferrovit

Những điều bạn nữ cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt

Những điều bạn nữ cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt

Bên cạnh những bất tiện mà những ngày đèn đỏ mang lại, trong nhiều ngày trước đó, con gái còn phải trải qua hàng loạt những dấu hiệu gây khó chịu cho cơ thể được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hãy cùng tìm hiểu với Iron Woman nhé.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tập hợp các triệu chứng khó chịu về thể chất và cảm xúc xuất hiện vào trước những ngày hành kinh. Nó làm cho một số người thay đổi cảm xúc, những người khác thì lại gặp tình trạng đau nhức cơ thể hoặc rối loạn tiêu hóa.

Khi gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt, tâm trạng của bạn có thể thay đổi một cách đột ngột, không giải thích được. Bạn có thể thức dậy với một tâm trạng tuyệt vời nhưng lại thấy tức giận và cáu kỉnh vào 1-2 giờ sau đó mà không có lý do.

Đây là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30, có đến khoảng 50% phụ nữ mắc phải hội chứng này.

Những dấu hiệu tiền kinh nguyệt

Những dấu hiệu tiền kinh nguyệt

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ khác nhau ở mỗi phụ nữ do cơ địa và lối sống của từng người.

Một số rối loạn về mặt cảm xúc thường gặp khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt:

  • Có cảm giác phiền muộn, dễ khóc
  • Dễ bộc phát cơn giận dữ
  • Cáu gắt không lý do
  • Lo âu
  • Hay nhầm lẫn, rối loạn
  • Cảm thấy bị xã hội xa lánh
  • Kém tập trung
  • Mất ngủ
  • Thường phải ngủ chợp mắt
  • Thay đổi ham muốn tình dục

Những thay đổi về thể chất liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt:

  • Khát nước và thay đổi khẩu vị (thèm ăn)
  • Ngực căng tức
  • Người phù nề và tăng cân
  • Đau đầu
  • Sưng phù tay hoặc chân
  • Đau nhức toàn thân
  • Uể oải
  • Xuất hiện các vấn đề về da (nổi mụn, kích ứng…)
  • Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa
  • Đau bụng tiền kinh nguyệt

Tại sao hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra?

nguyên nhân gây tiền kinh nguyệt

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này được cho là có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố nữ và ảnh hưởng của serotonin.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh. Lúc này, hoàng thể thoái hóa khiến nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống đến mức rất thấp. Sự thay đổi các hormone này có thể tác động đến thể chất và cảm xúc.

Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone cũng ảnh hưởng đến mức serotonin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, chu kỳ giấc ngủ và sự thèm ăn của bạn. Mức serotonin thấp gây cảm giác buồn bã, khó chịu, khó ngủ và thèm ăn bất thường.

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần và kết thúc vào ngày hành kinh đầu tiên. Tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ ở mức tương đối.

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong một số trường hợp, giai đoạn này có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn so với thời gian trung bình.

Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Các dấu hiệu tiền kinh nguyệt ở mức độ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống, bạn nên gặp bác sĩ.

Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị tình trạng này:

1. Tập thể dục

tập thể dục giúp giảm tiền kinh nguyệt

Việc luyện tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt nhờ tác động tăng cường nhịp tim, ổn định nhịp thở và điều hòa nội tiết tố. Hơn nữa, tập luyện thường xuyên còn tác động tích cực đến hệ thần kinh và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Yoga hoặc thiền là các môn thể dục nhẹ nhàng, giúp các cơ cắp được thư giãn, kiểm soát căng thẳng. Đi bộ, bơi lội và đạp xe cũng được các bạn gái ưa chuộng. Bạn nên đặt ra mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

Xem ngay:  Trước khi hiến máu nên ăn gì và hạn chế ăn gì?

2. Thư giãn và giải tỏa căng thẳng

Thư giãn giúp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt

Stress gây ra nhiều tác hại cho phụ nữ trong thời kỳ tiền kinh nguyệt. Do đó, thư giãn và giải tỏa căng thẳng sẽ phần nào làm dịu đi những triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Những biện pháp giúp cơ thể bạn được thư giãn, xả stress:

  • Giảm khối lượng công việc, không nên có quá nhiều lo toan.
  • Đọc sách, xem phim hoặc làm những điều bạn thích nhằm thư giãn đầu óc.
  • Massage để làm giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.
  • Tập thói quen đi ngủ đúng giờ (trước 23 giờ) và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày để cải thiện tâm trạng.
  • Thực hiện các liệu pháp thư giãn như thiền, thở sâu, yoga… giúp làm dịu cả tâm trí và cơ thể của bạn, đặc biệt là khi cảm thấy các dấu hiệu xuất hiện.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng có khả năng làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Bổ sung carbohydrate phức hợp do chế độ ăn giàu carbohydrate phức hợp có thể làm dịu các triệu chứng bất thường trong tâm trạng và cảm giác thèm ăn. Các loại thực phẩm chứa ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì ngũ cốc, mì ống và hạt ngũ cốc thường có nhiều nhóm carbohydrate này. Một số ví dụ khác, bao gồm lúa mạch, gạo nâu và đậu lăng.
  • Thử nghiệm lâm sàng cho thấy bổ sung canxi giúp giảm cảm giác buồn bã, khó chịu và lo lắng có liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Những loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, sữa chua, phô mai, lá rau xanh…
  • Giảm lượng chất béo, muối và đường trong bữa ăn.
  • Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn và đồ uống có chứa caffeine.
  • Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn no bụng suốt cả ngày. Giữ lượng đường trong máu luôn ổn định cũng là một cách giúp bạn không cáu kỉnh.

4. Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung

bổ sung vi chất dinh dưỡng giảm tiền kinh nguyệt

Bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung vi chất dinh dưỡng nhằm cân bằng dưỡng chất trong cơ thể và làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt.

  • Canxi: Thiếu hụt canxi có thể làm trầm trọng các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Đối với những bạn nữ bị thiếu canxi, có thể bổ sung khoảng 1.200mg canxi/ngày để làm giảm mệt mỏi, đau nhức xương khớp… trong giai đoạn này.
  • Vitamin E: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin E cũng có tác dụng giúp giảm các tác động của hội chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin E mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Magie: Magie có thể làm giảm tình trạng giữ nước của cơ thể (gây sưng phù), giảm đau bụng tiền kinh nguyệt và các dấu hiệu liên quan đến tâm trạng.

Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe để được tư vấn loại viên uống và liều lượng thích hợp.

5. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

sử dụng thuốc khi bị tiền kinh nguyệt

Trong những trường hợp hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

  • Dùng thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện tình trạng này. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thay đổi tâm trạng liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Thuốc có tác dụng do SSRI ngăn chặn sự hấp thụ serotonin giúp làm tăng lượng serotonin trong não của bạn. Những loại thuốc này thường được dùng trong 2 tuần trước khi xuất hiện dấu hiệu tiền kinh nguyệt hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các phương pháp tránh thai nội tiết như thuốc viên hoặc miếng dán cũng có thể giúp giảm đầy hơi, căng tức ngực và các dấu hiệu thể chất khác. Đối với một số người, thuốc cũng có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi, chán nản, thiếu tập trung…
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau bụng, đau ngực… Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này là gây xuất huyết dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ cân nhắc khi kê toa.
  • Thuốc lợi tiểu cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng để làm giảm sưng phù do cơ thể tích nước.

Xem thêm:

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có liên quan bệnh thiếu máu, vô sinh


Nguồn tham khảo:

How to Deal with Premenstrual Mood Swings? – https://www.healthline.com/health/pms-mood-swings

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu