Ferrovit

Máu là gì? Vai trò của máu đối với cơ thể

Máu là gì? Vai trò của máu đối với cơ thể

Máu là một thuật ngữ quen thuộc dùng để chỉ chất lỏng màu đỏ có trong toàn bộ cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu về thành phần cấu tạo và chức năng của máu hay chưa? Nếu vẫn còn mơ hồ về các thông tin này, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để rõ hơn về cơ thể mình nhé!

I. Máu là gì?

Máu là một dạng chất lỏng có trong cơ thể người và rất cần thiết cho sự sống. Máu là chất dịch được kết hợp giữa huyết tương và các tế bào máu. Đối với một người đàn ông trưởng thành với vóc dáng trung bình sẽ có khoảng 5-6 lít máu trong cơ thể; nữ giới sẽ có ít hơn một chút khoảng 4.5 – 5.5 lít.
Máu chảy trong khắp cơ thể chúng ta và được dẫn bởi một hệ thống khá cồng kềnh. Đối với con người, máu đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau, ví dụ như việc vận chuyển các chất cần thiết đi nuôi cơ thể như oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào. Ngoài ra, máu cũng giúp vận chuyển các chất thải được sàng lọc ra từ quá trình trao đổi chất ra khỏi cơ thể.

II. Thành phần của máu là gì?

  • Máu được cấu tạo từ 4 thành phần chính là: huyết tương (phần chất lỏng), tế bào máu gồm hồng cầu (màu đỏ) và bạch cầu (màu trắng) và tiểu cầu. Khoảng 45% máu của con người được cấu thành từ các loại tế bào máu, 55% phần còn lại được tạo bởi huyết tương.
  • Trong huyết tương chứa 90% nước, 10% còn lại được tạo thành từ các ion, protein, chất dinh dưỡng, chất thải và khí hòa tan. Các ion, protein và các phân tử khác được tìm thấy trong huyết tương rất quan trọng để duy trì độ pH cân bằng trong máu.
  • Tế bào hồng cầu (hồng cầu) ở người có kích thước khá nhỏ và có 2 mặt lõm, phần mỏng nhất là ở trung tâm 7 – 8μm. Chúng có nhiệm vụ vận chuyển oxy và carbon dioxide đến các mô. Trong cơ thể. Tế bào hồng cầu có tuổi thọ trung bình là 120 ngày, những tế bào hồng cầu cũ hoặc bị tổn thương sẽ bị gan đào thải. Những tế bào mới được tạo ra trong tủy xương. Quá trình sản xuất hồng cầu được kiểm soát bởi hormone erythropoietin tiết ra bởi thận. Vòng tuần hoàn này được lập đi lập lại để đảm bảo số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể không đổi theo thời gian.

máu là gì

  • Tiểu cầu tế bào tham gia vào quá trình đông máu. Chúng được tạo ra khi các tế bào megakaryocytes vỡ ra thành nhiều mảnh, mỗi tế bào megakaryocytes có thể tách ra được từ 2000 – 3000 tiểu cầu. Tiểu cầu có hình chiếc đĩa nhỏ với đường kính khoảng từ 2 – 4 μm. Khi bị chảy máu, các tiểu cầu sẽ phát tín hiệu cho nhau và cùng hút vào vết thương, chuyển fibrinogen (một loại protein hòa tan trong nước có trong huyết tương) thành fibrin (một loại protein không hòa tan trong nước). Các sợi fibrin tạo thành các sợi chỉ nối liền nhau và tạo thành nút thắt tiểu cầu hình thành cục máu đông ngăn ngừa tình trạng chảy máu.
  • Tế bào bạch cầu (bạch cầu) có kích thước lớn hơn tế bào hồng cầu và chỉ chiếm tỷ lệ ít trong tế bào máu. Vai trò của bạch cầu cũng rất khác so với các tế bào hồng cầu, chúng chủ yếu tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ xâm lược” cơ thể như vi khuẩn và vi rút.
Xem ngay:  Phụ nữ có thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh?

III. Công dụng của máu

Máu là một chất lỏng được tim vận chuyển khắp cơ thể và được đảm trách 3 nhiệm vụ chính trong cơ thể bao gồm:

  • Vận chuyển các chất:

Bạn có thể xem máu là một người giao hàng chăm chỉ vì chúng phải vận chuyển không ngừng nghỉ tất cả các dưỡng chất đi khắp cơ thể và đưa các chất thải ra ngoài. Thành phần quan trọng nhất đối với con người chính là oxy cũng đc máu mang đi khuếch tán từ phổi đến tim và đến các cơ quan còn lại.

  • Bảo vệ cơ thể:

Chúng ta mỗi ngày đều phải đối mặt với sự tấn công của rất nhiều các yếu tố đe dọa làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vì có sự bảo vệ của máu, giúp bạn làm lành vết thương nhanh chóng mà có thể hạn chế sự xâm nhập của các mối nguy hại. Tuy nhiên trong một vài trường hợp các loại vi khuẩn, vi rút có thể có tấn vào bên trong cơ thể. Lúc này đây, máu có nhiệm vụ đưa các tế bào và kháng thể đến vị trí có “kẻ dịch”, tạo nên một hàng rào ngăn cản sự tấn công này.

  • Duy trì cân bằng nội môi:

Các protein và hợp chất khác trong máu hoạt động như chất đệm, giúp điều chỉnh độ pH của các mô, có khả năng duy trì sự cân bằng hóa học của cơ thể. Hàm lượng nước trong các tế bào cũng có thể được điều chỉnh bởi máu. Bên cạnh đó, máu còn giúp chúng ta có thể điều hòa được thân nhiệt khi hoạt động.

máu là gì máu là gì

IV. Phân loại máu

Nhóm máu của mỗi người sẽ được xác định bởi các kháng thể và kháng nguyên trong máu. Kháng thể là các protein được tìm thấy trong huyết tương. Đây là một phần của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những tác động xấu từ bên ngoài. Kháng nguyên là các phân tử protein được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.

Hệ thống ABO

Có 4 nhóm máu chính được xác định bởi hệ thống ABO:

  • Nhóm máu A – có kháng nguyên A trên hồng cầu với kháng thể kháng B trong huyết tương
  • Nhóm máu B – có kháng nguyên B với kháng thể kháng A trong huyết tương
  • Nhóm máu O – không có kháng nguyên, nhưng có cả kháng thể kháng A và kháng B trong huyết tương
  • Nhóm máu AB – có cả kháng nguyên A và B, nhưng không có kháng thể

Hệ thống Rh

Các tế bào hồng trong máu có thể xuất hiện một kháng nguyên khác (RhD). Vậy nên, theo hệ thống Rh, sẽ phân chia thành mỗi nhóm máu A, B, O, AB thành 2 nhóm nhỏ âm tính và dương tính. Bạn sẽ thuộc nhóm dương tính nếu trong hồng cầu có RhD và nếu không có thì nhóm máu của bạn là âm tính.

  • RhD dương tính (A +)
  • RhD âm tính (A-)
  • B RhD dương tính (B +)
  • B RhD âm tính (B-)
  • O RhD dương tính (O +)
  • O RhD âm tính (O-)
  • AB RhD dương (AB +)
  • AB RhD âm tính (AB-)

Nguồn tham khảo:

1. Blood groups

https://www.nhs.uk/conditions/blood-groups/

2. What is blood?

https://patient.info/news-and-features/what-is-blood

3. What does blood do?

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279392/

4. Blood Basics

https://www.hematology.org/education/patients/blood-basics

5. Components of blood

https://www.khanacademy.org/science/biology/human-biology/circulatorypulmonary/a/components-of-the-blood

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu