Ferrovit

Kinh nguyệt đến sớm: Liệu có nguy hiểm?

Kinh nguyệt đến sớm: Liệu có nguy hiểm?

Bạn thường xuyên gặp tình trạng kinh nguyệt đến sớm? Đây có thể là dấu hiệu báo động rằng cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề nào đó và cần được thăm khám càng sớm càng tốt. Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tính trạng này nhé!

Kinh nguyệt đến sớm có sao không?

Kinh nguyệt đến sớm có sao không?

Chu kỳ kinh nguyệt là việc kinh nguyệt lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu ra máu của tháng này cho tới ngày đầu ra máu của tháng tiếp theo.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ sẽ kéo dài khoảng 21 đến 39 ngày, số ngày có kinh nguyệt cũng ở khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, nữ giới sẽ thỉnh thoảng trải qua những ngày kinh nguyệt đến sớm hơn và điều này hoàn toàn bình thường.

Thế nhưng, việc có kinh sớm liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp phải một số vấn nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám nếu nhận thấy kinh nguyệt đến sớm liên tục trong 3 tháng.

Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường

Hiện tượng kinh nguyệt đến sớm xảy ra do hai nhóm nguyên nhân chính: do sinh lý hoặc bệnh lý. Một số vấn đề sau đây có thể khiến bạn liên tục có kinh sớm hơn bình thường.

1. Dậy thì

Nữ giới khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì (8-13 tuổi) thì cơ quan sinh sản mới bắt đầu đi vào hoạt động và sản sinh ra nội tiết tố. Trong những năm đầu có kinh nguyệt, những hormone này hoạt động không ổn định nên có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường, có thể đến sớm hoặc chậm hơn bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài và sẽ ổn định hơn khi bạn nữ bước vào độ tuổi trưởng thành.

2. Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển sang mãn kinh, thường bắt đầu khi bạn ở độ tuổi 40-50 và sẽ kéo dài trong khoảng 4 năm.

Nồng độ hormone trong cơ thể dao động dữ dội trong thời gian này và phụ nữ tiền mãn kinh có thể không rụng trứng đều đặn mỗi tháng. Điều này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường.

3. Tập thể dục với cường độ cao

Tập thể dục với cường độ cao là nguyên nhân kinh nguyệt đến sớm

Tập luyện thể thao tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng việc luyện tập với cường độ cao có thể làm chu kỳ kinh nguyệt không đều hay thậm chí là mất kinh. Tình trạng này thường phổ biến với những bạn nữ tập luyện các môn thể thao cần hạn chế về cân nặng như múa ba lê và thể dục dụng cụ.

Tập thể dục cường độ cao gây ảnh hưởng đến độ dài chu kỳ kinh nguyệt do các bài tập này đốt cháy nhiều năng lượng. Khi cơ thể không có đủ năng lượng, nó sẽ không sản xuất đủ lượng hormone sinh sản cần thiết để việc rụng trứng diễn ra bình thường .

4. Cân nặng thay đổi

Kinh nguyệt đến sớm, không đều hoặc mất kinh thường xảy ra khi bạn giảm cân nhanh chóng. Điển hình là việc áp dụng các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc do rối loạn ăn uống.

Khi cơ thể ngừng nạp năng lượng thông qua ăn uống, nó sẽ dùng năng lượng dự trữ để dùng cho các chức năng sống thiết yếu hơn như thở, tuần hoàn. Cơ thể khi đó sẽ dừng việc sản xuất hormone sinh sản, làm kinh nguyệt rối loạn.

Bên cạnh đó, việc tăng cân đột ngột cũng có thể hormone điều tiết quá trình rụng trứng bị mất ổn định, làm sai lệch chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn tăng cân quá nhanh, kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc trễ kinh.

5. Căng thẳng khiến kinh nguyệt đến sớm

Căng thẳng quá độ có thể làm kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường hoặc biến mất trong tháng đó. Do khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ ngay lập tức sản sinh ra hormone cortisol chống lại tình trạng này. Nhưng hormone cortisol lại đồng thời kích thích sản sinh estrogen, gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hàng tháng, khiến bạn có kinh sớm hơn.

6. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là nguyên nhân kinh nguyệt đến sớm

Những thay đổi trong thói quen sinh hoạt bình thường của bạn có thể ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể, từ đó làm kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn. Một số nghiên cứu cho thấy, những người làm công việc có chuyển đổi giữa ca ngày và ca đêm như y tá, công nhân… thường gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, việc thay đổi sinh hoạt theo múi giờ có thể có tác động tương tự.

Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao điều này xảy ra nhưng có thể rối loạn kinh nguyệt liên quan đến sự gián đoạn nhịp sinh học.

7. Dùng thuốc điều trị khiến kinh nguyệt đến sớm

Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt đến sớm nếu sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước kỳ kinh vài ngày, điển hình là:

  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc cao huyết áp
  • Thuốc chống đông máu…
Xem ngay:  Bổ sung sắt cho phụ nữ, bao nhiêu là đủ?

Tất cả những loại thuốc trên đều có chất gây kích thích trứng, làm trứng rụng sớm. Điều này dẫn đến tình trạng có kinh sớm ở nữ giới.

8. Dùng biện pháp tránh thai nội tiết

Các hormone có trong thuốc tránh thai nội tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Khi dùng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn bắt đầu uống thuốc. Nếu quên uống thuốc tránh thai, bạn sẽ gặp phải tình trạng chảy máu vùng kín do nồng độ hormone sụt giảm đột ngột.

Các biện pháp tránh nội tiết tố khác, như dụng cụ tử cung hoặc tiêm thuốc tránh thai cũng có thể làm kinh nguyệt đến sớm trong 2-3 tháng đầu.

9. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khiến ngày đèn đỏ bất thường

Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng để giảm nguy cơ mang thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Loại thuốc này có chứa hormone làm phá vỡ quá trình rụng trứng bình thường. Điều này khiến bạn có kinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Nếu sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên bất thường.

10. Mắc các bệnh nhiễm trùng vùng kín

Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt đến sớm 10-20 ngày thì rất có thể bạn đã mắc phải một số bệnh nhiễm trùng vùng kín như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, các bệnh nấm sinh dục…

Các bệnh viêm phụ khoa có thể gây chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt khi có sẽ quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc của máu kinh bất thường… Bên cạnh đó, cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, lượng huyết trắng tiết ra nhiều, màu sắc và tính chất của khí hư bất thường…

Mời bạn tìm hiểu thêm bài viết: 5 sai lầm trong ngày kinh nguyệt gây viêm nhiễm phụ khoa

11. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở những phụ nữ bị dư thừa hormone sinh dục nam (testosterone) trong khi lượng hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone) trong cơ thể không đủ. Điều này khiến sự rụng trứng trở nên bất thường hơn.

Một số biểu hiện khác của hội chứng buồng trứng đa nang: nổi mụn nhọt, khó duy trì cân nặng ổn định, khó thụ thai, lông phát triển nhiều ở các bộ phận như mép, chân tay…

12. Lạc nội mạc tử cung khiến kinh nguyệt đến sớm

Lạc nội mạc tử cung khiến kinh nguyệt đến sớm

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng một số lớp niêm mạc tử cung bị mắc kẹt ở bên ngoài tử cung. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng hàng tháng và khiến chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn.

Đặc biệt, những người bị lạc nội mạc tử cung cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, mệt mỏi, đau khi quan hệ tình dục và đau khi đi tiểu.

13. Không kiểm soát bệnh tiểu đường

Khi bệnh tiểu đường không được chẩn đoán hoặc kiểm soát tốt, lượng đường trong máu sẽ cao hơn bình thường. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

14. Mắc bệnh tuyến giáp

Hormone tuyến giáp rất cần thiết cho một số chức năng của cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất và chu kỳ kinh nguyệt. Các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp đều gây ảnh hưởng đến việc sản sinh ra loại hormone này. Từ đó, lượng hormone được tạo ra có thể nhiều hơn hoặc ít hơn nhu cầu của cơ thể.

Thiếu hormone tuyến giáp sẽ gây ra tình trạng rong kinh, đa kinh, ngược lại, khi thừa hormone sẽ gây tình trạng ít kinh, vô kinh.

Khắc phục tình trạng kinh nguyệt đến sớm

Khắc phục tình trạng kinh nguyệt đến sớm

Nếu bạn gặp phải tình trạng có kinh sớm do những vấn đề liên quan đến lối sống, một số biện pháp sau đây có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này:

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm: Ngủ không đủ giấc, thức khuya, giờ giấc thất thường có thể khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn phải làm ca đêm và ngủ ngày, hãy vận dụng mọi phương pháp để duy trì nhịp sinh học của bạn. Để giấc ngủ được trọn vẹn bằng cách ngủ trong không gian tối và yên tĩnh vào ban ngày.

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa cho hệ sinh sản khỏe mạnh. Nếu không tiêu thụ đủ lượng calo, cơ thể bạn không có đủ năng lượng để sản xuất các hormone cần thiết giúp duy trì hoạt động và chức năng của cơ thể.

Đừng tập luyện quá sức. Khi bạn đốt cháy nhiều calo hơn mức bạn nạp vào, cơ thể sẽ không có năng lượng để sản xuất đầy đủ hormone sinh sản. Bạn cần cân nhắc bổ sung các thực phẩm giàu protein, có hàm lượng calo cao vào chế độ ăn uống của mình.

Tránh để đầu óc bị căng thẳng: Tâm lý căng thẳng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang phải bận tâm về cuộc sống gia đình hoặc công việc của mình, hãy dành thời gian để thư giãn bằng cách làm những điều bạn thích, điển hình là xem phim, đi dạo hoặc tập yoga.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì hoặc suy dinh dưỡng có thể làm hormone sinh sản của bạn mất ổn định. Hãy bắt đầu luyện tập các bài thể dục phù hợp và xây dựng chế độ ăn lành mạnh để có được cân nặng và vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.

Xem thêm:

Nên ăn gì và kiêng ăn gì trong những ngày “đèn đỏ”?

Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần bạn gái cần chuẩn bị gì?

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?


Nguồn tham khảo:

What Causes Your Period to Start Early? – https://www.healthline.com/health/womens-health/early-period

Abnormal menstruation – my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu