Ferrovit

Bổ sung sắt cho phụ nữ, bao nhiêu là đủ?

Bổ sung sắt cho phụ nữ, bao nhiêu là đủ?

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của phái nữ. Tuy nhiên, nhu cầu bổ sung sắt cho phụ nữ ở từng lứa tuổi là bao nhiêu, dư sắt hay thiếu sắt sẽ gây ra các vấn đề gì là những thắc mắc mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Iron Woman tham khảo trong bài viết sau nhé.

Sắt là gì và tại sao bổ sung sắt cho phụ nữ lại quan trọng?

Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ

Sắt là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy. Nó liên kết với hemoglobin, một loại protein đặc biệt có vai trò mang các tế bào hồng cầu từ phổi đến các mô khác trong cơ thể. Việc bổ sung sắt trước khi mang thai cho phụ nữ, đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt, sẽ ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt.

Sắt có sẵn tự nhiên trong các loại thực phẩm, có hai loại chính: sắt heme và non-heme. Sắt heme có từ protein động vật, chẳng hạn như gia cầm, cá và thịt bò. Ngược lại, sắt non-heme có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm các loại đậu, rau xanh và các loại hạt. Sắt heme dễ hấp thụ hơn so với sắt non-heme.

Nhu cầu bổ sung sắt cho phụ nữ mỗi ngày

Nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể phụ nữ thay đổi tùy theo độ tuổi và nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống, lối sống…

1. Dậy thì

bạn nữ tuổi teen cần bổ sung 15mg chất sắt mỗi ngày

Các bạn nữ tuổi teen cần bổ sung 15 mg chất sắt mỗi ngày, nhiều hơn so với các bạn nam cùng độ tuổi. Điều này do bạn nữ không chỉ cần chất sắt để hỗ trợ tăng trưởng mà còn cần cho việc bù đắp lượng sắt bị mất qua mỗi kỳ “đèn đỏ”.

Do đó, thiếu nữ tuổi dậy thì cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt để đảm bảo sức khỏe.

2. Người trưởng thành

Nhu cần bổ sung sắt cho phụ nữ trưởng thành mỗi ngày

Nhu cầu sắt cho người trường thành dự trữ trung bình từ 1-3g sắt trong cơ thể. Đồng thời, khoảng 1 mg sắt sẽ bị mất đi hàng ngày do sự bong tróc của da và bề mặt niêm mạc, điển hình như niêm mạc ruột.

Phụ nữ có kinh nguyệt cần bổ sung nhiều chất sắt. Điều này là do máu chứa khoảng 70% chất sắt của cơ thể. Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ mất khoảng 2 mg sắt mỗi ngày, do lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc.

Từ 19 đến 50 tuổi, phụ nữ cần bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày. Các vận động viên nữ có nhu cầu chất cao hơn để bù cho lượng sắt bị mất đi do đổ mồ hôi.

Phụ nữ lớn tuổi, từ 51 tuổi trở lên, cần 8 mg sắt mỗi ngày. Điều này cho thấy sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh, được đánh dấu bởi sự kết thúc của kinh nguyệt.

3. Phụ nữ mang thai và cho con bú

bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Khi mang thai, nhu cầu bổ sung sắt cho phụ nữ sẽ tăng lên 27 mg để hỗ trợ nhu cầu phát triển toàn diện của thai nhi.

Nếu bạn chủ yếu cho con bú, nhu cầu sắt của bạn sẽ giảm so với mức cần thiết trong thai kỳ. Trong những trường hợp này “bổ sung sắt bao nhiêu là đủ”? Phụ nữ cần 9-10 mg sắt mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của người mẹ. Các mức này phù hợp với nhu cầu của chính người phụ nữ, cũng như của trẻ nhỏ.

Việc cho con bú sẽ sản xuất hormone prolactin, có thể gây ức chế kinh nguyệt. Do đó, lượng sắt cần bổ sung sẽ thấp hơn do cơ thể không mất đi chất sắt qua kinh nguyệt.

Nếu bạn đang mang thai mà chưa biết cách bổ sung sắt như thế nào, hãy đọc bài viết sau nhé: Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

Lưu ý về mức độ bổ sung sắt cho phụ nữ

Lưu ý về mức độ bổ sung sắt cho phụ nữ

Thật thú vị, cách cơ thể bạn chuyển hóa sắt là độc nhất. Sắt không bị bài tiết mà thay vào đó, được cơ thể tái chế và giữ lại. Vì vậy, việc cơ thể hấp thụ quá nhiều hoặc quá ít chất sắt có thể là một vấn đề lớn.

Xem ngay:  Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

1. Thừa sắt

Sắt tập trung trong máu người. Bởi vì điều này, những người được truyền máu thường xuyên, chẳng hạn như những bệnh nhân đang điều trị ung thư, có thể có nguy cơ bị dư chất sắt.

Tình trạng này được gọi là quá tải sắt. Xảy ra do cơ thể bạn không thể tự đào thải sắt trước khi được hấp thụ nhiều chất sắt hơn từ việc truyền máu.

Mặc dù chất sắt rất cần thiết cho cơ thể nhưng hấp thụ quá nhiều có thể gây tích tụ chất độc, làm hỏng gan, tim và các cơ quan quan trọng khác.

Tuy nhiên, quá tải sắt không phải là vấn đề đáng lo ngại khi chất sắt của bạn chỉ xuất phát từ chế độ ăn uống. Trừ khi bạn gặp tình trạng bệnh lý hemochromatosis, gây tăng hấp thụ sắt qua đường tiêu hóa.

Hãy nhớ rằng, hàm lượng sắt cao nhất mà bạn có thể tiêu thụ một cách an toàn mỗi ngày là 40-45 mg, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn.

2. Thiếu sắt

Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, vận động viên và bạn nữ tuổi dậy thì có nguy cơ bị thiếu sắt cao nhất.

Trẻ dậy thì nếu không nhận được đủ chất sắt có thể bị chậm tăng cân, xanh xao, mệt mỏi, không có cảm giác thèm ăn, bị bệnh thường xuyên hơn và dễ cáu kỉnh. Thiếu sắt cũng có thể dẫn đến sự kém tập trung, khó tập trung, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.

Không bổ sung sắt đầy đủ cũng có thể làm phụ nữ bị thiếu máu thiếu sắt, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới.

Nếu bạn có tình trạng này, cơ thể bạn không có đủ chất sắt để hình thành các tế bào hồng cầu mới. Nó thường được gây ra bởi một chế độ ăn thiếu sắt hoặc do mất máu mãn tính.

Vậy dấu hiệu nào cho biết bạn đang bị thiếu sắt, tham khảo ngay bài viết 10 dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt để biết thêm.

Cần làm gì để bổ sung sắt cho phụ nữ một cách đầy đủ?

Phụ nữ cần làm gì để bổ sung sắt đầy đủ?

Phụ nữ nên bổ sung sắt như thế nào? Có thể bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất sắt, tập trung nhiều nhất ở động vật có vỏ, thịt nội tạng, thịt gia cầm và trứng. Hoặc có thể hấp thụ qua nguồn sắt non-heme như đậu xanh, quinoa, hạt, đậu, ngũ cốc và rau xanh.

Hơn nữa, bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm giàu vitamin C như trái cây và rau quả để làm tăng hấp thụ sắt. Chú ý các loại thực phẩm gây cản trở hấp thụ sắt như caffeine, canxi…

Ngoài ra, nếu bạn tin rằng mình cần hấp thụ thêm chất sắt ngoài chế độ ăn uống, hãy sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt dưới dạng sắt fumarate, sắt sulfat và sắt gluconate. Các loại sản phẩm này chứa lượng sắt nguyên tố khác nhau. Sắt fumarate cung cấp nhiều sắt nhất, ở mức 33% và gluconate có tỉ lệ ít nhất, ở mức 11%. Tuy nhiên, dùng thuốc bổ sung sắt có thể gây táo bón và khó chịu đường ruột nhẹ, bạn cần lưu ý về vấn đề này.

Giới hạn bổ sung sắt tối đa là 60 mg sắt nguyên tố/ngày, vượt quá mức này có thể gây ra suy ruột và táo bón ở người lớn.

Xem thêm:

Phụ nữ nên ăn gì để bổ sung sắt cho cơ thể?

10 loại thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bà bầu bị thiếu máu


Nguồn tham khảo:

How Much Iron Do You Need per Day? – https://www.healthline.com/nutrition/how-much-iron-per-day

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu