Ferrovit

Da xanh xao, nhợt nhạt nguyên nhân do đâu?

Da xanh xao, nhợt nhạt nguyên nhân do đâu?

Đa phần chúng ta không để ý đến sự thay đổi sắc thái của da. Làn da tái nhợt hay da xanh xao nhợt nhạt là một trong những dấu hiệu biểu hiện sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân khiến da xanh xao nhợt nhạt là gì?

Ngoài những dấu hiệu bên ngoài như da nhợt nhạt, kém sắc trên khuôn mặt, tay chân mà màu móng chuyển sang màu trắng hoặc nhạt màu. Môi, lưỡi và nướu cũng có thể thay đổi màu sắc.

Khi da bạn trông xanh xao nhợt nhạt có thể do không đủ lượng huyết sắc tố giàu oxy trên bề mặt da. Huyết sắc tố (hemoglobin) là một protein trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Một số nguyên nhân có thể làm giảm nồng độ huyết sắc tố khiến da tái nhợt.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến da xanh xao nhợt nhạt.

1. Thiếu máu

thiếu máu khiến da xanh xao nhợt nhạt

Thiếu máu là tình trạng cơ thể có lượng hồng cầu thấp hơn những người bình thường. Các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố mang oxy đến các tế bào. Nếu không đủ huyết sắc tố và oxy, da sẽ trông nhợt nhạt, xanh xao.

Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Khi cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt hoặc chảy máu quá nhiều cùng là một trong những nguyên nhân không đủ hàm lượng sắt.

Một số loại thiếu máu khác bao gồm:

  • Thiếu máu bất sản: là hiện tượng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương. Tủy xương là mô mềm trong xương có nhiệm vụ sản sinh tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy không thể tạo thêm tế bào máu, gây thiếu máu.
  • Thiếu máu tán huyết: là tình trạng các tế bào hồng cầu của người bệnh bị phá hủy nhanh hơn được tạo ra.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: là một bệnh thiếu máu di truyền. Hồng cầu lưỡi liềm là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể.

Thiếu máu lâu ngày còn khiến cơ thể cảm thấy kiệt sức, khó thở, tim đập hỗn loạn. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế đề thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 7 triệu chứng đau đầu do thiếu máu não

2. Thiếu hụt vitamin

da xanh xao do thiếu máu

Thiếu dưỡng chất, vitamin, suy dinh dưỡng cực độ có thể khiến cơ thể khó sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

Thiếu máu do thiếu vitamin xảy ra khi bạn không đủ vitamin B12 hoặc vitamin B9 (folate). Dạng thiếu máu này khiến bạn trông xanh xao và kiệt sức. Thiếu vitamin xảy ra khi hệ tiêu hóa không hấp thụ vitamin đúng cách.

Bằng phương pháp xét nghiệm các bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận chính xác về việc thiếu vitamin hay không. Một số trường hợp có thể điều trị bổ sung vitamin từ chế độ ăn uống, mặt khác bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp bổ sung vitamin cho bạn.

3. Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng khiến da xanh xao nhợt nhạt. Một trong những loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng huyết còn có tên gọi khác là nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể, làm hỏng tế bào hồng cầu khiến bạn trông nhợt nhạt thiếu sắc.

Xem ngay:  Bà bầu nên uống thuốc bổ gì trong 3 tháng đầu? Bạn cần biết

Nhiễm trùng huyết được xem là một bệnh nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm và điều trị.

Ngoài ra, một số loại bệnh nhiễm khuẩn nhẹ như:

  • Nhiễm khuẩn gây cảm lạnh, cảm cúm thông thường
  • Sốt
  • Hệ hô hấp bị nhiễm trùng khiến nồng độ oxy trong máu thấp

4. Cơ thể mệt mỏi

mệt mỏi khiến da xanh xao tái nhợt

Mệt mỏi có thể làm cho làn da nhìn xanh xao. Một số nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi như ngủ không đủ giấc, ăn uống thiếu dưỡng chất, căng thẳng… Ngoài ra, huyết áp thấp làm khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể không tốt do huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp.

Mệt mỏi kéo dài cũng cho thấy dấu hiệu của một số tình trạng bệnh nguy hiểm tiềm ẩn như bệnh thiếu máu. Do đó, bạn cần lưu ý đến sức khỏe khi có những dấu hiệu bất thường nhé.

5. Vấn đề về hô hấp

Rối loạn hô hấp là một trong những căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp bao gồm nhiều triệu chứng như khó thở, thở nhanh, thở chậm, thở sâu, ngưng thở. Các vấn đề về hô hấp có thể chỉ do nguyên nhân đơn thuần ở phổi hoặc phối hợp với các nguyên nhân khác, như giảm thể tích hay nhiễm trùng.

Rối loạn hô hấp khiến cơ thể không tiếp nhận đủ oxy dẫn đến biểu hiện da xanh nhợt nhạt. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi là hai ví dụ điển hình về tình trạng này.

Những bệnh hô hấp cấp tính như những cơn hen suyễn, sốc phản vệ cũng làm cạn kiệt lượng oxy trong máu. Nếu tình trạng nặng, làn da đôi khi sẽ tím tái, ngộp thở dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

6. Rối loạn di truyền

Theo một số nghiên cứu, một số rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu, cụ thể là huyết sắc tố và gây ra chứng xanh xao mãn tính. Người mắc rối loạn này da sẽ xanh xao nhợt nhạt trong suốt quá trình sống.

Tình trạng thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) thường gặp ở nam giới, nó khiến các tế bào hồng cầu hoạt động không bình thường, bị phá vỡ sớm, dẫn đến thiếu máu tán huyết. G6PD cũng làm cho da người bệnh xanh xao.

7. Ung thư

da xanh xao nhợt nhạt dấu hiệu của ung thư

Một số bệnh ung thư cũng là nguyên nhân làm da trông xanh xao hơn, điển hình như ung thư máu và ung thư phổi. Ung thư phổi có thể hạn chế khả năng thở từ đó dẫn đến thiếu oxy. Ung thư máu khiến lượng bạch cầu tăng cao và hồng cầu suy giảm, mà hồng cầu lại có chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể, cũng như giúp da trông hồng hào.

Nếu da xanh xao là triệu chứng duy nhất mà bạn gặp phải thì không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp da xanh xao nhợt nhạt ngày càng nặng, kèm theo một số triệu chứng dưới đây:

  • Sốt cao
  • Có triệu chứng nhiễm trùng (sưng hạch bạch huyết, sưng do chấn thương…)
  • Đau bụng
  • Vàng da, vàng mắt
  • Khó thở
  • Chảy nhiều máu

Bạn nên đến gặp các bác sĩ ở những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời

Xem thêm:

Mối liên hệ giữa thiếu máu thiếu sắt và rụng tóc

Những câu hỏi thường gặp về tình trạng thiếu máu ở tuổi dậy thì

Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho người bị bệnh thiếu máu


Nguồn tham khảo:

What to know about skin paleness – https://www.medicalnewstoday.com/articles/325562#anemia

Thiếu máu tán huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị – https://www.vinmec.com/vi/benh/thieu-mau-tan-huyet-2990/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu