Ferrovit

Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào để không bị táo bón

Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào để không bị táo bón

Việc bổ sung sắt cho bà bầu thường gây táo bón và các tác dụng phụ khác. Điều này, khiến bà bầu e ngại trong việc có nên bổ sung sắt cơ thể trước và trong khi mang thai hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây táo bón và cách bổ sung sắt ít gây táo bón.

1. Bổ sung sắt cho bà bầu có tác dụng gì?

Chế độ ăn cho bà bầu giàu chất sắt

Khi mang thai, cơ thể cần gấp đôi lượng sắt hơn bình thường, vì thế bổ sung sắt cho cơ thể trên bà bầu để sản xuất thêm máu giúp phát triển thai nhi. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mang thai không nhận đủ sắt trong suốt thai kỳ. Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt hoặc bổ sung viên sắt sẽ giúp phụ nữ mang thai hạn chế được các rủi ro sức khỏe cho mẹ và bé do thiếu sắt.

Thông thường, mức độ hấp thụ sắt từ thực phẩm ít hay nhiều tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cơ thể khác nhau của mỗi người. Vì thế, uống viên sắt bổ sung là cách tốt nhất giúp mẹ bầu yên tâm cung cấp đủ sắt cho cơ thể và em bé trong giai đoạn mang thai.

Bổ sung sắt cho bà bầu để tái tạo thêm lượng máu (huyết sắc tố). Sắt giúp di chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể và đến cả thai nhi.

Mẹ bầu sẽ cần ít nhất 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày, trong suốt thai kỳ. Nếu bạn đang cho con bú, hãy bổ sung sắt với liều lượng khoảng 9 mg/ngày nếu bạn trên 19 tuổi. Nếu nhỏ hơn 19 tuổi, bạn cần bổ sung khoảng 10 mg/ngày.

Xem ngay:  Top 10 thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bà bầu bị thiếu máu

2. Dấu hiệu thiếu sắt thường gặp

tác dụng phụ khi uống sắt

Các triệu chứng, dấu hiệu thiếu sắt mức độ nặng, nhẹ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Một số dấu hiệu thiếu sắt thường gặp bao gồm:

  • Nhức đầu, mệt mỏi, xanh xao
  • Chóng mặt thường xuyên, hoa mắt
  • Khó thở
  • Hay run tay chân
  • Rụng tóc, tóc mỏng
  • Móng tay giòn, dễ gãy

Để biết chắc chắn cơ thể có đang thiếu sắt hay không, bạn có thể kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm huyết sắc tố để biết mức độ chất sắt trong cơ thể. Một số trường hợp, người thiếu máu thiếu sắt không có triệu chứng gì bất thường, nhưng khi thiếu máu thiếu sắt nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bạn quan tâm: Thuốc bổ máu cho bà bầu

3. Uống bổ sung sắt cho bà bầu  có tác dụng phụ gì?

Cơ thể cần ít nhất khoảng 27mg sắt/ngày, nhưng để biết chính xác lượng sắt cần phải bổ sung cho cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bổ sung sắt cho bà bầu sẽ khiến bà bầu dễ gặp các tác dụng phụ như: buồn nôn, táo bón, tiêu chảy. Việc uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ giàu chất xơ có thể giúp bạn giảm tình trạng táo bón do uống bổ sung sắt.

Tham khảo: Tình trạng khó thở ở bà bầu

4. Vì sao uống sắt gây táo bón?

Một trong những tác dụng phụ thường gặp ở phụ nữ mang thai khi uống viên bổ sung sắt là triệu chứng táo bón. Có 2 nguyên nhân gây ra tác dụng phụ này:

  • Thói quen uống ít nước hoặc không đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày khiến cho cơ thể không hấp thụ những khoáng chất có trong một số chế phẩm sắt. Do đó, lượng khoáng chất dư thừa này được thải ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu, vô tình chúng trở thành “gánh nặng” của hệ tiêu hóa, đường ruột, gây cản trở việc đào thải  các chất cặn bã qua đường hậu môn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Táo bón cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai do thay đổi hormone trong cơ thể, đồng thời sự phát triển của thai nhi cũng gây sức ép cho hệ tiêu hóa, cản trở việc đưa chất thải ra ngoài, gây nên tình trạng bị táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, thành phần có trong viên uống sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón. Để bổ sung sắt trước khi mang thai cho bà bầu an toàn, đúng cách, cần lựa chọn các loại viên uống bổ sung sắt chất lượng, không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ.

5. Uống sắt gì ít gây táo bón?

cách bổ sung sắt không bị táo bón

Có 2 loại bổ sung sắt: sắt vô cơ, sắt hữu cơ. Các loại thuốc sắt trên thị trường phần lớn được sản xuất dưới dạng sắt vô cơ do rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, sắt vô cơ khó hấp thu và dễ đọng lại trong đường ruột nếu sử dụng không đúng cách. Vì thế, phụ nữ mang thai nên chọn các sản phẩm bổ sung dưới dạng sắt hữu cơ.

Phân biệt sắt vô cơ và sắt hữu cơ:

  • Sắt vô cơ: Là dạng muối sắt dưới gốc muối vô cơ.

Ưu điểm: Lượng sắt trong công thức cao và khả năng giải phóng sắt nhanh khi được đưa vào cơ thể.

Nhược điểm: Lượng sắt trong máu tăng cao do sự chênh lệch nồng độ ion sắt trong và ngoài màng tế bào ở ruột.

Điều này, gây lắng cặn sắt ở đường tiêu hóa gây táo bón, nóng trong người, cặn bàng quang…

  • Sắt hữu cơ: Là dạng sắt phù hợp cho mọi lứa tuổi, bà bầu với độ an toàn, hiệu quả cao, ít gây táo bón.

Ưu điểm: Loại sắt có khả năng hấp thụ vào cơ thể tốt, hạn chế sự lắng cặn ở đường ruột và các cơ quan khác. Hơn nữa, lượng sắt hữu cơ dư thừa sẽ tự giải phóng khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Vì thế, sắt hữu cơ ít gây tác dụng phụ liên quan hệ đường ruột, tiêu hóa, ít gây táo bón.

Nếu bạn đang có ý định mang thai, đang mang thai, nên lựa chọn các sản phẩm viên uống sắt hữu cơ để hạn chế tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.

 Để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, các rủi ro sức khỏe liên quan đến việc thiếu sắt, tốt nhất phụ nữ mang thai cần 30-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày dưới dạng sắt fumarate. Ngoài ra, trên thị trường còn có các chế phẩm viên uống sắt kết hợp các thành phần thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào máu hiệu quả như folic acid, vitamin B12,… cũng là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Nguồn tham khảo:

Are You Getting Enough Iron? –  https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron#2

Taking iron supplements –  https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm

Ferrovit là thuốc gì – https://ferrovit.com.vn/thuoc-ferrovit-thanh-phan-chi-dinh-lieu-dung/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu