Ferrovit

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, đa phần là phụ nữ. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà biểu hiện bệnh khác nhau. Nhìn chung thiếu máu gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao… Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn hãy cùng Iron Woman tìm hiểu nhé!

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?

so sánh máu người bình thường và người thiếu máu

Thiếu máu thiếu sắt (hay còn gọi là thiếu máu do thiếu sắt) là tình trạng cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt. Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất.

Cơ thể cần sắt để tạo ra huyết sắc tố, khi không đủ chất sắt trong máu thì lượng máu thiếu hụt. Thiếu máu không thể vận chuyển oxy đi các cơ quan và tế bào.

Thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác. Thiếu máu nặng thường có các dấu hiệu đi kèm như da xanh xao nhợt nhạt, chóng mặt, ngất xỉu… Do đó những người thiếu máu nhẹ thường không phát hiện mình mắc bệnh.

Nguyên nhân bệnh thiếu máu thiếu sắt

Theo hội Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH) có rất nhiều lý do tại sao bạn lại thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, bao gồm:

Không cung cấp đủ sắt:

  • Chế độ ăn uống ít chất sắt: ăn chay, ăn kiêng, nghiện rượu, chế độ ăn không lành mạnh…
  • Cơ thể hấp thụ sắt kém: cơ thể có vấn đề về ruột non, dạ dày, mắc bệnh celiac, crohn…
  • Ăn các thực phẩm giảm sự hấp thụ sắt: thực phẩm nhiều canxi, tanin, acid oxalic, gluten…
  • Nhu cầu sắt tăng: phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì, thời kỳ hành kinh…

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: “Người bị bệnh thiếu máu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Mất máu

Sắt thành phần chủ yếu có trong máu, nó được lưu trữ trong các tế bào hồng cầu. Thiếu sắt có thể xảy ra khi mất máu quá nhiều do chấn thương, sinh con hoặc lượng máu mất đi vào thời kỳ kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.

Trong một số trường hợp mất máu còn do các căn bệnh như ung thư, loét dạ dày, u mạch máu, viêm đường ruột…

Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt không phải cấp tính, cho nên ít người không để ý đến nó cho đến khi các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, nó gây ra những hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Thiếu máu thiếu sắt không phải cấp tính, cho nên ít người không để ý đến nó cho đến khi các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, nó gây ra những hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Các triệu chứng của người thiếu máu do thiếu sắt gồm:

  • Mệt mỏi: một trong những biểu hiện thiếu sắt phổ biến, ngoài ra cũng có rất nhiều bệnh làm cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, tuy nhiên bệnh thiếu máu do thiếu sắt đi sẽ kèm với các dấu hiệu như mất sức, người uể oải, mất tập trung. 
  • Các biểu hiện tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt: những triệu chứng này thường do lượng máu trong cơ thể không đủ dẫn đến việc vận chuyển oxy đến các tế bào chậm lại hoặc không đủ. Từ đó, làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực lên hệ thần kinh gây ra những cơn đau đầu do thiếu máu, chóng mặt. Trong đó, tim đập nhanh là một triệu chứng thiếu sắt gây ra, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim. 
  • Ngoài ra còn có các dấu hiệu thiếu sắt: da nhợt nhạt, tay chân lạnh, rụng tóc, móng tay dễ gãy, kén ăn…

Đối tượng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt

đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là căn bệnh gặp ở mọi độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ gặp phải thiếu máu như là:

  • Người ăn chay: sắt hấp thụ vào cơ thể có hai loại điển hình là mono và heme. Thực vật thường chứa hàm lượng sắt mono, loại chất sắt này cơ thể khó hấp thụ hơn sắt heme có trong động vật. Những người ăn chay thường ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, vì thế lượng sắt hấp thụ vào cơ thể cũng ít hơn người bình thường. Để hấp thụ tốt hơn chất sắt có trong thực vật bạn nên ăn kèm với những thực vật bổ sung vitamin C, vì chúng kích thích cơ thể hấp thụ tốt hơn, tránh tình trạng thiếu sắt.
  • Phụ nữ: khi bước vào tuổi dậy thì, việc bổ sung sắt cho phụ nữ là điều cần thiết và quan trọng. Mỗi tháng phụ nữ đều có thời kỳ hành kinh, nó làm mất đi một lượng máu trong cơ thể. Việc bổ sung sắt từ việc ăn uống đôi khi không cung cấp đủ dẫn đến tình trạng thiếu sắt. Do đó, ngoài việc ăn uống những thực phẩm chứa nhiều sắt, bạn cần bổ sung sắt từ các viên uống bổ sung.
  • Phụ nữ mang thai: nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai là rất lớn, nhằm đảm bảo sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển ổn định của thai nhi. Lượng sắt cần thiết cho phụ nữ mang thai cần khoảng 30mg/ngày. Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 30mg – 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
  • Ngoài ra còn một số đối tượng: những người thường xuyên hiến máu, trẻ em, những người ăn uống thiếu chất dinh dưỡng…
Xem ngay:  8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Các biện pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt thường được điều trị theo hai cách, bao gồm tăng lượng sắt và điều trị tình trạng bệnh lý chính gây ra thiếu sắt.

Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng các viên uống bổ sung sắt hoặc tiêm vào cơ thể. Bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng sao cho phù hợp tránh việc gây hại cho gan. Uống quá nhiều thuốc sắt cũng gây táo bón gây hại cho hệ tiêu hóa, nên bác sĩ có thể kê thêm các thuốc nhuận tràng có một số đối tượng bệnh nhân.

Nếu phát hiện được thiếu máu thiếu sắt do một tình trạng bệnh lý khác gây nên, các phương pháp điều trị cần thiết có thể có như là thuốc bổ sung, kháng sinh hoặc phẫu thuật.

Bổ sung sắt kèm vitamin C từ chế độ ăn uống. Dùng các thực phẩm như nghêu, sò, trai, thịt đỏ, rau chân vịt, bông cải xanh… để tăng cường việc hấp thụ sắt.

Cách chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Chỉ có bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Bắt đầu bằng các câu hỏi kiểm tra sức khỏe, tiếp theo là kiểm tra tông màu da, móng tay…

Do thiếu máu thiếu sắt đôi khi không có triệu chứng rõ ràng, nên bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu được chỉ định thêm:

  • Hematocrit hoặc tỷ lệ hồng cầu trong tổng thể tích máu.
  • Kích thước và màu sắc của các tế bào hồng cầu.
  • Nồng độ ferritin thấp trong đó sự thiếu hụt protein này cho thấy việc lưu trữ sắt trong máu kém.
  • Nồng độ hemoglobin thấp hơn có liên quan đến thiếu sắt.

Tùy thuộc vào các triệu chứng mà bạn mô tả, kết hợp với quá trình theo dõi sức khỏe mà bác sĩ có những chẩn đoán và đề nghị xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt, thăm dò khác nhau.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt

phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu

Phòng ngừa bệnh luôn dễ dàng hơn việc điều trị, nó cũng tránh được những tình trạng xấu xảy ra. Để phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt bạn điều đầu tiên là bạn nên hạn chế việc thiếu sắt.

Chất sắt được đưa vào cơ thể thông qua các bữa ăn. Việc ăn uống giúp bạn bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất sắt.

Việc ăn uống thỉnh thoảng không cung cấp đủ hàm lượng chất sắt để tạo ra máu. Cho nên, bạn có thể bổ sung viên sắt nếu nằm trong đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao. Các liều dùng phù hợp bạn nên tham khảo bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Chăm sóc sức khỏe bản thân, ăn uống điều độ kết hợp cùng tập thể dục. Khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh cũng như các bệnh tiềm ẩn khác.

Thiếu máu do thiếu sắt mặc dù nó không quá nghiêm trọng nhưng nếu bệnh kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng khác thường bạn nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, bạn cần bổ sung chất sắt vào những thời kỳ quan trọng để bạn tránh được căn bệnh này.

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng thuốc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai

Người bị bệnh thiếu máu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị


Nguồn tham khảo:

What to know about iron deficiency anemia – https://www.medicalnewstoday.com/articles/318096#Treatment-and-self-management

Iron deficiency anemia – https://www.healthline.com/health/iron-deficiency-anemia#diagnosis

Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách – https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/bo-sung-sat-cho-me-bau-dung-cach/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu