Ferrovit

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Có thể chữa khỏi căn bệnh này?

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Có thể chữa khỏi căn bệnh này?

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, mức độ nghiêm trọng thế nào, thiếu máu cơ tim có chữa được không là những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có vấn đề về thiếu máu cơ tim hoặc là người quan tâm đến bệnh lý tim mạch này. Thiếu máu cơ tim là một bệnh tim mạch phổ biến, nó có ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của người bệnh. Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn cùng Iron Woman tìm hiểu nhé.

Bệnh thiếu máu cơ tim gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

bệnh thiếu máu cơ tim ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh như thế nào

Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu.

Một số trường hợp thiếu máu cơ tim không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài, bạn chỉ phát hiện bệnh khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp biểu hiện triệu chứng bệnh, phổ biến nhất là cơn đau ở vùng ngực thường là phía bên trái của cơ thể (đau thắt ngực). Ngoài ra còn có những triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Đau vùng cổ hoặc hàm
  • Đau vai hoặc cánh tay
  • Tim đập nhanh, rối loạn
  • Khó thở, đặc biệt khi vận động mạnh
  • Buồn nôn, nôn
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Mệt mỏi

Thiếu máu cơ tim khiến cơ thể luôn mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng đến năng suất học tập, làm việc, gây rối loạn đến cuộc sống thường nhật. Tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài khiến tinh thần bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, cơ thể đau nhức, từ đó dễ có những suy nghĩ tiêu cực.

Xem ngay:  Người có nhóm máu AB tính cách như thế nào?

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không

Thông tin tìm kiếm về bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không có rất nhiều trên các công cụ tìm kiếm, điều này đánh giá một phần mức độ nguy hiểm của bệnh. Thiếu máu cơ tim kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim… những biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời. Trong đó, nhồi máu cơ tim là biến chứng có tỉ lệ tử vong cao nhất.

Do đó, câu trả lời cho thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không là có. Đây là bệnh lý tim mạch nguy hiểm và cần lưu ý. Nếu bạn mắc bệnh hoặc người thân có những biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim hoặc xuất hiện những cơn đau thắt ở ngực trái bạn nên ngồi nghỉ ngơi, hít thở đều, không nên hoảng loạn. Trong trường hợp tình trạng này không giảm bạn nên đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi.

Đối với những người có tiền sử nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch vành khi có triệu chứng nên được đưa đi cấp cứu, nếu chậm trễ có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

Một số trường hợp thiếu máu cơ tim không biểu hiện thành triệu chứng, điều này vô tình làm người bệnh mất cảnh giác, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia tim mạch khuyên mọi người nên kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt đối với những người béo phì, nồng độ cholesterol và triglyceride cao, những người có tiểu sử bệnh tim mạch, trong gia đình có người mắc bệnh…để có thể phát hiện bệnh sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Xem ngay:  Cục máu đông trong kinh nguyệt liệu có bình thường?

Thiếu máu cơ tim có chữa được không?

điều trị thiếu máu cơ tim

Tương tự câu hỏi thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, một câu hỏi khác cũng được nhiều người quan tâm là thiếu máu cơ tim có chữa được không? Câu hỏi này thể hiện sự lo lắng của người bệnh cũng như người quan tâm đến vấn đề tim mạch này.

Theo các y bác sĩ, tùy vào nguyên nhân thiếu máu cơ tim, tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân… bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị thiếu máu cơ tim phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Thiếu máu cơ tim ăn gì tốt nhất

Thiết lập lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý

Những bệnh nhân về tim mạch thường được bác sĩ dặn dò về chế độ lành mạnh như hạn chế chất béo, ăn uống thanh đạm (không nêm nếm quá nhiều gia vị), bổ sung trái cây, rau xanh… Kết hợp những hoạt động vận động thể chất phù hợp thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì thể trạng và kiểm soát tình hình bệnh.

Dùng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Ngoài lối sống lành mạnh, việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị giúp đạt hiệu quả tối đa, bác sĩ thường kê đơn một số nhóm thuốc điều trị thiếu máu cơ tim: nhóm satin, nhóm chống huyết khối, nhóm thuốc chẹn beta, thuốc giãn mạch nhanh… kèm theo đó là những lưu ý khi sử dụng thuốc. Người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống cùng những lưu ý khác.

Phương pháp phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Những phương pháp phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nong và sử dụng các phương pháp điều trị cơ học hiện đại khác.

Mặc dù thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm thông qua việc khám sức khỏe định kỳ cũng như tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với việc tập luyện, ăn uống lành mạnh bạn sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Xem ngay:  Người bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì?

Nguồn tham khảo:

What Is Ischemia? – https://www.webmd.com/heart-disease/what-is-ischemia

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu