Ferrovit

Bệnh đa hồng cầu là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh

Bệnh đa hồng cầu là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh

Bệnh đa hồng cầu là bệnh mãn tính và có xu hướng trở nặng theo thời gian. Chúng gây nhiều trở ngại đến người mắc phải. Vậy đa hồng cầu là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào. Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu về loại bệnh nguy hiểm này nhé!.

Bệnh đa hồng cầu là gì?

đa hồng cầu

Xem ngay:  BỔ SUNG SẮT CHO MẸ LÀ TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN CỦA CON VỀ SAU

Bệnh đa hồng cầu (polycythemia vera, viết tắt là PV) là một loại ung thư máu hiếm gặp, có trong mục bệnh ung thư thuộc loại tăng sinh tủy ác tính (myeloproliferative neoplasm). Bệnh này hiếm gặp ở trẻ em, độ tuổi mắc bệnh thường trên 50 tuổi và tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Đa hồng cầu thường xảy ra bởi một tế bào bị thay đổi gen, làm tăng sinh quá mức của tế bào gốc sinh máu (chủ yếu là hồng cầu). Khi đó, lượng tế bào hồng cầu cao hơn bình thường máu sẽ bị cô đặc dẫn tới sự lưu thông bị trì trệ, thậm chí là bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn. Điều này làm tăng nguy cơ máu đóng cục trong tĩnh mạch, ngừng máu đến tim, đột quỵ.
Triệu chứng đa hồng cầu

Những triệu chứng đa hồng cầu được biểu hiện theo từng giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn đầu: da đỏ khi làm việc nặng, những vùng da xuất hiện vệt đỏ như mặt, đầu các ngón tay. Vì thế, người bệnh hầu như chủ quan và không phát hiện bệnh.

Giai đoạn sau: những biểu hiện bệnh rõ ràng hơn bao gồm các triệu chứng

  • Da đỏ, nổi mẩn đỏ
  • Nhức đầu, chóng mặt, hay buồn ngủ
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Ngứa ngáy, đặc biệt khi tắm vòi sen hoặc nước ấm
  • Mất sức, sụt cân, đổ mồ hôi nhiều
  • Đau nhức xương khớp
  • Dạ dày đau, loét dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu được chia thành hai thể: thể nguyên phát và thể thứ phát

  • Đa hồng cầu nguyên phát: có nhiều nghiên cứu đã diễn ra để tìm hiểu nguyên nhân gây đa hồng cầu nguyên phát nhưng vẫn chưa có kết luận cụ thể. Được xem là hậu quả của tình trạng loạn sản tế bào tủy xương tạo huyết và được biểu hiện bằng tăng giá trị tuyệt đối của thể tích hồng cầu do tăng số lượng hồng cầu (thường gấp 2-3 lần so với bình thường).
  • Đa hồng cầu thứ phát: nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này là do erythropoietin (hormone thiết yếu tạo ra hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong xương tủy) tăng bất thường. Những người nghiện thuốc lá, thiếu oxy mạch mạn tính, mắc các bệnh về tim mạch, sử dụng erythropoietin…

Điều trị bệnh đa hồng cầu

chích huyết điều trị bệnh hồng cầu

Mặc dù đa hồng cầu liên quan đến gen nhưng không phải là bệnh di truyền. Hiện nay, vẫn chưa có cách nào điều trị dứt bệnh đa hồng cầu. Tuy nhiên, đây là bệnh mạn tính và tiến triển chậm, do đó nếu áp dụng phương pháp hợp lý sẽ giảm thiểu khả năng trở nặng của bệnh, cũng như nguy hiểm đến tính mạng.

Một số phương pháp điều trị bệnh:

  • Chích huyết (rút máu): đây là phương pháp điều trị chủ yếu. Phương pháp này áp dụng với người trẻ tuổi, mức độ bệnh nhẹ hơn. Lượng máu phải rút ở mức HCT < 45% ở nam giới và < 42% ở phụ nữ. HCT (hematocrit) là tỷ lệ thể tích của hồng cầu so với tổng thể tích máu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà lượng máu rút ra sẽ có sự thay đổi, tránh nguy cơ thiếu sắt,không kiểm sát được số lượng tiểu cầu…
  • Dùng thuốc: trường hợp bệnh nhân không thể dùng phương pháp rút máu, phương pháp này sẽ được sử dụng. Ba loại thuốc chính dùng cho điều trị gồm hydroxyurea,interferon và anagrelide. Ngoài ra, aspirin làm giảm triệu chứng của các biến cố vi mạch, làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Những loại thuốc này được bác sĩ chỉ định và kê đơn, vì thế người bệnh nên tuân thủ khi dùng.

Nguồn tham khảo:

High Red Blood Cell Count (Polycythemia) Symptoms, Types, Causes, Diagnosis, Treatment, and Life Expectancy- https://www.medicinenet.com/polycythemia_high_red_blood_cell_count/article.htm

Polycythemia Vera – https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17742-polycythemia-vera

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu