Ferrovit

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ có tác động đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, cảm xúc và những biểu hiện tinh thần khác. Thông thường lượng máu mà phụ nữ mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt khoảng 50-80ml. Tuy nhiên nếu lượng máu mất nhiều hơn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các chị em phụ nữ.

Vậy làm thế nào để xác định lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt và nếu mất nhiều thì gây ảnh hưởng gì? Bạn hãy cùng Iron Woman tìm hiểu ngay nhé!

Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

kinh nguyệt hình thành như thế nào

Ở đầu mỗi chu kỳ rụng trứng có sự tăng tiết các hormone của buồng trứng làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh để chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nếu không có hiện tượng trứng đã thụ tinh về làm tổ, đến cuối chu kỳ rụng trứng các hormone của buồng trứng giảm đột ngột. Quá trình bong ra của trứng không thụ tinh và niêm mạc tử cung tạo nên kinh nguyệt, làm chảy máu từ buồng tử cung ra phía ngoài âm đạo

Khi phụ nữ đến độ tuổi dậy thì buồng trứng phát triển đầy đủ chuẩn bị cho quá trình mang thai sau này thì xuất hiện hiện tượng có kinh nguyệt. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện tại bé gái từ 12-16 tuổi. Chu kỳ bình quân là 28 ngày, nhưng cũng có thể ngắn hơn khoảng tầm 25 ngày, hay dài hơn 30 – 35 ngày. Do cũng tùy từng mà ngày hành kinh thường diễn ra trong khoảng 3-5 ngày.

Cách tính lượng máu mất trong mỗi lần kinh nguyệt

Chất lỏng kinh nguyệt không chỉ chứa máu mà còn là sự kết hợp của chất nhầy và mô tử cung. Do đó việc tính toán lượng máu trong kỳ kinh nguyệt không dễ. Tuy nhiên bạn có thể ước tính lưu lượng máu kinh nguyệt để nhận biết có bị mất máu quá nhiều so với bình thường không.

Các sản phẩm sử dụng trong lúc nguyệt san sau đây có thể giúp bạn tính lượng máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt:

1. Cốc nguyệt san

tính lượng máu mất di bằng cốc nguyệt san

Nếu bạn đang sử dụng cốc nguyệt san thì việc đo lường trở nên vô cùng đơn giản. Trên thân cốc cho vạch chia ml, để bạn có thể dễ dàng đọc trong mỗi lần lấy cốc ra làm sạch. Tùy thuộc vào từng thương hiệu và từng size mà cốc nguyệt san có thể chứa được 30-60ml trong một lần. Nếu cốc của bạn không đánh dấu, bạn có thể nghiên cứu thêm thông tin về cốc từ nhà sản xuất.

Khi làm sạch cốc, hãy ghi chú lại lượng kinh nguyệt trong mỗi lần. Sau đó đổ chất lỏng đi, vệ sinh sạch sẽ theo hướng dẫn từ nhà sản xuất và dùng lại như bình thường. Liên tục cập nhật trong 3-4 kỳ kinh nguyệt liên tiếp để giúp bạn đủ dữ liệu để xác định lượng kinh nguyệt bạn bị mất trung bình mỗi ngày và mỗi tháng.

Bạn có thể thấy lượng máu kinh nguyệt bị mất lớn hơn 60ml, đó là bởi vì nó còn bao gồm cả mô, chất nhầy và lớp niêm mạc tử cung.

2. Băng vệ sinh hay tampon

đo lượng máu mất đi bằng băng vệ sinh hoặc tampon

Đối với băng vệ sinh thường sẽ giữ được khoảng khoảng 5ml chất lỏng. Với băng vệ sinh siêu thấm thì có thể gấp đôi số đó. Nếu trung bình bạn mất khoảng 60ml kinh nguyệt trong suốt kỳ kinh thì bạn có thể phải sử dụng từ 6-12 miếng băng vệ sinh tùy theo kích thước mà bạn chọn.

Bạn có thể ghi chú lại vào sổ tay để theo dõi lượng máu kinh nguyệt mất đi hàng tháng. Bên cạnh đó cần lưu ý về những vấn đề sau:

  • Loại sản phẩm vệ sinh bạn đang dùng và kích cỡ.
  • Bạn thường thấy nó như thế nào?
  • Nó đầy như thế nào khi bạn thay nó?

Ghi lại những thông tin này trong khoảng 3-4 chu kỳ liên tiếp để ước tính chính xác về lượng máu bị mất trong bình trong mỗi chu kỳ.

Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Nhưng lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là các thành phần khác như mô, niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, cục máu đông.

Xem ngay:  Sắt fumarat: Công dụng và liều dùng an toàn

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh kéo dài đến sức khỏe

ảnh hưởng mất máu trong chu kỳ

Khi số ngày hành kinh của bạn kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ, thì đây là hiện tượng rong kinh. Rong kinh là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: sức ép tinh thần, lao động quá sức, rối loạn tiêu hoá, sụt cân nhiều, nhiễm khuẩn, bệnh nội tiết, những bệnh thai sản, hoặc do dùng một số loại thuốc.

Rong kinh có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Mất máu nhiều lâu ngày gây hiện tượng thiếu máu
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, làm việc không tập trung hay hoa mắt chóng mặt do thiếu máu.
  • Lượng sắt thiết yếu trong cơ thể bị mất đi khi kỳ kinh kéo dài.
  • Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khi kinh nguyệt không đều trong thời gian dài. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, rất dễ gây viêm nhiễm (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng..).

Phòng ngừa ảnh hưởng của việc mất máu trong mỗi lần kinh nguyệt

phòng ngừa ảnh hưởng mất máu

Bạn có thể tham khảo một số biện phòng ngừa dưới đây:

  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa…
  • Đi khám bác sĩ để điều trị nguyên nhân gây mất máu nhiều trong kỳ kinh.
  • Có thể bổ sung sắt qua viên uống tổng hợp, lượng sắt khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15-20mg/ ngày.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: “Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

5 loại thực phẩm tốt cho kỳ kinh nguyệt hạn chế hoa mắt chóng mặt

thực phẩm bổ sung trong chu kỳ

Dưới đây là những loại thực phẩm nên có trong bữa ăn mỗi khi chị em đến tháng

1. Thịt bò

Thịt bò có chứa nhiều sắt và sẽ có tác dụng cải thiện lượng hemoglobin (thành phần quan trọng trong máu) cho cơ thể.

Ngoài ra khi cơ thể bạn có các triệu chứng thiếu máu như rụng tóc, mệt mỏi và đau đầu… bạn cũng có thể sử dụng thịt bò và nhờ vào hàm lượng hemoglobin có chứa trong đó để bù lại lượng sắt bị thiếu hụt.

2. Hải sản

Hải sản cũng là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lớn sắt và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu.

Hãy lưu ý đến các thực phẩm nhóm này để bổ sung vào thực đơn hàng ngày để hạn chế tình trạng thiếu máu trong suốt thời kỳ kinh nguyệt.

3. Các loại rau

Một số loại rau như: rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống… đặc biệt là rau dền đỏ có tác dụng bổ máu rất tốt,

Chất sắt trong các loại rau dễ được cơ thể hấp thụ, do đó đừng có quên ăn các loại rau nói trên để phòng ngừa chứng thiếu máu do sắt.

4. Cà rốt

Nhờ vào các hợp chất beta carotene có trong cà rốt nên cơ bụng của bạn sẽ được thư giãn. Việc sử dụng cà rốt trong thời  kỳ kinh nguyệt sẽ giúp các mạch máu của tử cung giãn ra để giúp bạn trải qua chu kỳ kinh nguyệt nhanh chóng và không xảy ra bất cứ cơn đau bụng nào.

Bạn có thể uống một ly nước ép cà rốt tươi 1–2 lần/ ngày trước chu kỳ kinh nguyệt dự kiến khoảng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Các loại hạt

Các loại hạt rất giàu chất béo tự nhiên và có chứa sắt. Các loại như đậu, lạc, vừng,.. đứng đầu trong danh sách các hạt giàu chất sắt.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của cơ thể, lượng máu trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Khi lượng máu mất nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, nên đi khám tìm nguyên nhân và được điều trị tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm:

Bổ sung sắt cho phụ nữ thiếu máu thiếu sắt thế nào?

Những điều bạn nữ cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt

Đau đầu trong những ngày “đèn đỏ”: Làm sao để khắc phục?


Nguồn tham khảo:

How Much Blood Do You Lose on Your Period? – https://www.healthline.com/health/how-much-blood-do-you-lose-on-your-period#how-to-measure

Lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu? – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/luong-mau-mat-di-trong-moi-chu-ky-kinh-nguyet-la-bao-nhieu/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu