Ferrovit

6 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít

6 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ít có sao không? Kinh nguyệt ra ít chắc hẳn là điều mà rất nhiều bạn nữ lo lắng. Thông thường, đây có thể là biểu hiện của sự rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề.

Kinh nguyệt ra ít, còn gọi là thiểu kinh, là tình trạng lượng máu kinh đột ngột giảm đi hoặc ít hơn so với những tháng trước. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28-35 ngày. Trong 3-7 ngày hành kinh, bạn nữ có thể sẽ mất đi khoảng 60-80ml máu. Tuy nhiên, khi bị thiểu kinh, lượng máu kinh nguyệt của bạn sẽ đột ngột giảm xuống chỉ còn 1/3 so với bình thường, thời gian ra máu chỉ trong 1-2 ngày.

Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít, bạn cần tìm hiểu chính xác lý do để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu vì có thể gây hại đến sức khoẻ sinh sản. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít.

1. Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung gây chảy máu vùng kín

Khi có thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp phụ nữ mang thai vẫn có kinh nhưng kinh nguyệt ra ít. Để biết chính xác rằng liệu bạn đang có thai hay không, hãy sử dụng các biện pháp thử thai hoặc đến bác sĩ để kiểm tra để có biện pháp chăm sóc cơ thể tốt nhất.

Ngoài ra, ra máu vùng kín cũng là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung, dễ gây nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu nghi ngờ hiện tượng kinh nguyệt ra ít do có thai ngoài tử cung, bạn cần thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương án xử lý kịp thời.

2. Thay đổi cân nặng

Thay đổi cân nặng ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ kinh kéo dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường, cùng với đó là lượng kinh nguyệt thay đổi.

Khi tăng cân, chất béo tích tụ quá nhiều khiến các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Tương tự, giảm cân cũng khiến cơ thể bị căng thẳng, gây mất cân bằng hormone. Điều này đặc biệt xảy ra ở những người áp dụng các chế độ ăn kiêng hạn chế calo nghiêm ngặt hoặc tập luyện với cường độ cao.

Xem ngay:  Thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Theo các chuyên gia, cơ thể cần cân bằng hàm lượng protein, chất béo, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất để có thể duy trì hoạt động bình thường. Do đó, để tránh tình trạng kinh nguyệt ra ít, bạn nên có một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

Mời bạn xem thêm: Tập thể dục vào ngày “đèn đỏ”: Những điều cần lưu ý

3. Căng thẳng khiến kinh nguyệt ra ít

Căng thẳng khiến kinh nguyệt ra ít

Tình trạng kinh nguyệt có thể xảy ra khi bạn gặp các vấn đề tâm lý như: stress, lo âu quá mức, trầm cảm, trải qua cú sốc tâm lý…

Ngoài ra, căng thẳng quá mức về thể chất do luyện tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao… cũng có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Sự căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần đều gây ra rối loạn nội tiết, khiến chu kỳ kinh nguyệt biến đổi.

Khi cơ thể bạn được cân bằng cả về tâm lý lẫn thể chất, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Bạn nên giữ cho tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi và thư giãn sau khi làm việc căng thẳng.

4. Dùng các biện pháp tránh thai

Dùng các biện pháp tránh thai khiến lượng kinh nguyệt ít

Tình trạng kinh nguyệt ra ít cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như: thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai nội tiết…

Nếu cảm thấy các phương pháp này không phù hợp và an toàn với bản thân thì hãy thay thế bằng các phương pháp tránh thai không chứa hormone khác.

5. Tuổi tác khiến kinh nguyệt ra ít

Tuổi tác khiến kinh nguyệt ra ít

Dấu hiệu của tiền mãn kinh chính là kinh nguyệt ra ít, thời gian giữa các lần hành kinh cũng kéo dài hơn… Nếu đang trong độ tuổi tiền mãn kinh, bạn cũng không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng kinh nguyệt ít.

6. Do cấu tạo tử cung

Cấu tạo tử cung ảnh hưởng đến lượng kinh nguyệt

Hẹp cổ tử cung hoặc cổ tử cung đóng hoàn toàn sẽ khiến kinh nguyệt ít. Nguyên nhân gây hẹp cổ tử cung có thể là do thay đổi nồng độ estrogen hoặc ảnh hưởng sau khi trải qua các cuộc phẫu thuật cổ tử cung, gây ra sẹo tử cung.

Hẹp cổ tử cung khiến máu kinh bị giữ lại trong tử cung, chỉ có thể chảy ra rất chậm nên sẽ gặp hiện tượng kinh nguyệt ra ít.

Xem thêm:

Chuyên gia tiết lộ 7 biện pháp đơn giản giúp bạn nữ điều hòa kinh nguyệt

Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường không nên bỏ qua

Kinh nguyệt đến sớm: Liệu có nguy hiểm?


Nguồn tham khảo:

6 Common Reasons for Lighter Periods – https://www.verywellhealth.com/can-i-be-pregnant-if-i-had-a-lighter-than-normal-period-2758450

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu