Ferrovit

5 cách giúp các bạn tuổi dậy thì sở hữu chiều cao vượt trội

5 cách giúp các bạn tuổi dậy thì sở hữu chiều cao vượt trội

Dậy thì là khoảng thời gian cơ thể phát triển mạnh mẽ nhất về mặt thể chất. Đây chính là thời điểm quyết định chiều cao của một người trong tương lai. Bên cạnh các yếu tố di truyền, có một số cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì mà bạn có thể áp dụng để phát triển chiều cao tối đa.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của một người chính là cấu trúc di truyền của họ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chiều cao trong quá trình cơ thể phát triển.

Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người:

1. DNA

DNA là yếu tố chính quyết định chiều cao của một người. Các nhà khoa học đã xác định được hơn 700 gen khác nhau có liên quan đến việc quyết định chiều cao của một người. Một số gen này ảnh hưởng đến các sụn tăng trưởng (growth plates) và một số khác ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng.

Phạm vi chiều cao bình thường sẽ khác nhau với những người đến từ các dân tộc khác nhau. Một lần nữa, điều này được xác định bởi DNA của họ.

Một số điều kiện di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao trưởng thành của một người, bao gồm hội chứng Down và hội chứng Marfan .

2. Hormone

Cơ thể sản xuất các hormone để hướng dẫn các sụn tăng trưởng tạo ra xương mới. Các loại hormone này bao gồm:

  • Hormone tăng trưởng: Chúng được tạo ra trong tuyến yên và là hormone quan trọng nhất cho sự tăng trưởng. Một số điều kiện sức khỏe có thể hạn chế lượng hormone tăng trưởng mà cơ thể tạo ra và điều này có thể tác động đến chiều cao. Chẳng hạn, trẻ em khi mắc một bệnh di truyền hiếm gặp gọi là thiếu hụt hormone tăng trưởng bẩm sinh sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn nhiều so với những đứa trẻ khác.
  • Hormone tuyến giáp: Tuyến giáp tạo ra các hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
  • Hormone giới tính: Testosterone và estrogen rất quan trọng cho sự tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì.

3. Giới tính

Nam giới có xu hướng cao hơn và cũng có thể tiếp tục phát triển lâu hơn nữ giới. Trung bình, một người đàn ông trưởng thành cao hơn 14cm so với phụ nữ trưởng thành.

Đối với các bạn gái, sự phát triển chiều cao thường bắt đầu sớm và mạnh mẽ trong những năm thiếu niên. Các bạn trai có thể không tăng chiều cao đột ngột cho đến khi kết thúc độ tuổi này.

Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Chúng ta thường ngừng phát triển chiều cao sau khi bước qua tuổi dậy thì. Điều này có nghĩa là khi trưởng thành, chúng ta không có khả năng tăng chiều cao nữa.

Tuy nhiên, có một số cách để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì, đảm bảo các bạn trẻ ở độ tuổi này có cơ hội phát huy tối đa chiều cao của mình. Bạn nên tiếp tục thực hiện những điều này khi trưởng thành để tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì chiều cao.

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng

Ở độ tuổi dậy thì, để có thể tăng chiều cao vượt trội, bạn cần hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm:

  • Trái cây tươi
  • Rau sạch
  • Các loại ngũ cốc
  • Protein
  • Sản phẩm bơ sữa

Bạn nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm có chứa:

  • Đường
  • Chất béo chuyển hóa
  • Chất béo bão hòa

Vitamin D cũng tăng cường sức khỏe của xương. Các nguồn vitamin D phổ biến bao gồm: cá ngừ, sữa và lòng đỏ trứng. Nếu bạn không hấp thụ đủ vitamin D trong chế độ ăn uống, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc bổ sung để đáp ứng đủ lượng khuyến nghị hàng ngày của bạn.

2. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Thỉnh thoảng ngủ không đủ giấc sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao của bạn trong thời gian dài. Nhưng trong độ tuổi dậy thì, nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ thì việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cơ thể bạn sẽ giải phóng hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Việc sản xuất loại hormone này và các loại khác có thể giảm nếu bạn không ngủ đủ giấc, kéo theo đó là sự ảnh hưởng về sự phát triển chiều cao, thế chất.

Khuyến nghị độ dài giấc ngủ trên từng lứa tuổi:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nên ngủ 14-17 giờ mỗi ngày
  • Trẻ sơ sinh từ 3-11 tháng tuổi nên ngủ 12-17 giờ mỗi ngày
  • Trẻ mới biết đi 1-2 tuổi nên ngủ 11-14 giờ mỗi ngày
  • Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi nên ngủ 10-13 giờ mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6-13 tuổi nên ngủ 9-11 giờ mỗi ngày
  • Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi nên ngủ 8-10 giờ mỗi ngày
  • Người lớn từ 18-64 tuổi nên ngủ 7-9 giờ mỗi ngày
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên nên ngủ 7-8 giờ mỗi ngày

Bạn có thể ngủ thêm một ít hoặc có một giấc ngủ trưa mỗi ngày do điều này cũng có thể tăng sản xuất hormone tăng trưởng.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì hiệu quả do tác dụng tăng cường cơ bắp và sức khỏe xương, giúp bạn duy trì trọng lượng khỏe mạnh và thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng.

Các bạn trong độ tuổi dậy thì nên có ít nhất 1 giờ tập thể dục mỗi ngày. Trong thời gian này, bạn nên tập trung vào:

  • Bài tập xây dựng sức mạnh, chẳng hạn như chống đẩy hoặc gập bụng
  • Bài tập linh hoạt, chẳng hạn như yoga
  • Các hoạt động aerobic, nhảy dây hoặc đạp xe

Bạn nên duy trì thói quen này cho đến khi trưởng thành do tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương – một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị thấp đi khi về già.

4. Luyện tập tư thế tốt

Rất nhiều bạn trẻ ở tuổi dậy thì mắc các tư thế xấu khi đứng hoặc ngồi do thường xuyên mang cặp sách nặng, ngồi học sai tư thế… nhưng không kịp nhận ra để điều chỉnh. Tư thế xấu có thể khiến bạn trông thấp hơn so với thực tế. Và theo thời gian, tư thế xấu cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao thực tế của bạn.

Lưng của bạn phải cong tự nhiên ở ba nơi. Nếu bạn thường xuyên sai tư thế, những đường cong này có thể sẽ thay đổi để phù hợp với tư thế mới của bạn. Điều này có thể khiến bạn bị đau cổ và lưng.

Quan tâm đến cách bạn đứng, ngồi và ngủ là điều rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng một số dụng cụ để điều chỉnh tư thể của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hành các bài tập được thiết kế để cải thiện tư thế theo thời gian. 

5. Tập yoga

Tập yoga là một cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì do phương pháp này có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, sắp xếp cơ thể và cải thiện tư thế của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cao hơn và có dáng đẹp hơn.

Bạn có thể tập yoga một cách thoải mái tại nhà hoặc đến các lớp học yoga. Đồng thời, nên tập luyện với giáo viên hướng dẫn hoặc người có kinh nghiệm để nhận được hiệu quả tối ưu từ bài tập, tránh các chấn thương không mong muốn.

Một số tư thế phổ biến để cải thiện tư thế bao gồm: 

  • Tư thế quả núi
  • Tư thế rắn hổ mang
  • Tư thế em bé
  • Tư thế chiến binh II
Xem ngay:  Các loại vitamin, khoáng chất phụ nữ cần biết để bổ sung đúng

Nguồn tham khảo:

What factors influence a person’s height? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/327514

How to Increase Your Height: Is There Anything I Can Do? – https://www.healthline.com/health/how-to-increase-height

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu